Đắk Nông có nhiều thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tài nguyên rừng, đất đai, thủy điện, khoáng sản, văn hóa, sinh thái… Tuy nhiên, do mới thành lập không lâu (năm 2004) nên Đắk Nông vẫn là một tỉnh nghèo của Tây Nguyên, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn còn nhiều khó khăn.
|
Tại điểm tiếp xúc cử tri ở các xã vùng sâu của Đắk Nông, anh Nguyễn Đắc Vinh đã ghi nhận nhiều ý kiến phản ảnh của cử tri về những vấn đề đáng quan tâm của địa phương như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, người dân thiếu vốn, thiếu điều kiện tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trình độ dân trí thấp, dân cư phân tán, đầu tư xây dựng điện - đường - trường - trạm gặp khó khăn, an ninh trật tự nông thôn một số nơi còn phức tạp…
Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, tôi sẽ cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh làm cầu nối giữa Đắk Nông với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan T.Ư trong việc trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh |
||
Anh Nguyễn Đắc Vinh | ||
Qua những ngày tiếp xúc cử tri, anh Nguyễn Đắc Vinh cho rằng thực tế tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Đó là đời sống vật chất và tinh thần của người dân nhiều địa bàn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn nhiều gian khó; hạ tầng nông thôn miền núi chưa được đầu tư phát triển đồng bộ; thanh niên ở nhiều địa phương chưa có điều kiện học hành, tìm kiếm việc làm, vui chơi, giải trí lành mạnh… Anh cho biết, với cương vị của mình, nếu trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, anh sẽ kiến nghị tạo cơ chế, chính sách phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Nông trong việc phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương; có chính sách thu hút trí thức, doanh nhân trẻ và các lực lượng thanh niên từ các thành phố lớn tham gia phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất và nâng cao đời sống cho bà con các dân tộc trên địa bàn này. Đặc biệt sẽ tham gia ý kiến với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh thiếu niên các tỉnh Tây Nguyên có thêm điều kiện học tập, lập nghiệp.
Anh Vinh cũng cho biết, để góp phần giải quyết những khó khăn về sản xuất, sinh hoạt của nông dân, sẽ kiến nghị có giải pháp và chính sách tăng cường chuyển giao các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp, thông tin thị trường; các mô hình khai thác và sử dụng nước sạch bền vững; giải pháp công nghệ về vệ sinh môi trường trong đời sống sinh hoạt của bà con…
Để phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Nông, anh Nguyễn Đắc Vinh cho biết: “Sẽ kiến nghị có các biện pháp và xã hội hóa việc phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh, bao gồm việc phát hiện, quy hoạch tạo nguồn cán bộ trẻ có chất lượng cho hệ thống chính trị; đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những nghề gắn với xu hướng phát triển kinh tế của Đắk Nông như khai khoáng, kinh tế trang trại, du lịch…”.
Trần Ngọc Quyền
Anh Nguyễn Phước Lộc - Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam:
Hành động vì quyền lợi của cộng đồng
Anh Lộc khẳng định, nếu được bà con cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH, anh sẽ nỗ lực tập trung làm tốt những công việc sau:
Từ những kiến nghị của cử tri, các tầng lớp thanh niên, tôi sẽ cùng với các tổ chức thành viên phát động thành phong trào quần chúng để kết nối nguồn lực xã hội, thực hiện các nguyện vọng chính đáng của cử tri và thanh niên |
||
Anh Nguyễn Phước Lộc |
||
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 4 (Q.5, Q.10, Q.11) diễn ra trong 2 ngày 4 và 5.5, nhiều cử tri là đoàn viên, thanh niên tỏ ra tâm đắc với nội dung chương trình hành động của anh Nguyễn Phước Lộc. Bạn Hoắc Phương Hiếu - Bí thư Đoàn P.5, Q.5 đặt câu hỏi: “Về phía Đoàn, Hội đã có những việc làm cụ thể ra sao nhằm thu hút Việt kiều trẻ có tài về tham gia xây dựng đất nước?”.
|
Anh Nguyễn Phước Lộc trả lời: “Đất nước luôn trân trọng và sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận các bạn trẻ du học ở nước ngoài tiếp thu kiến thức của các nước công nghiệp tiên tiến, có tình cảm với quê hương đất nước. Việc này tất nhiên chúng ta phải ủng hộ, cổ vũ và tạo điều kiện hết mình cho họ. Bởi các bạn chính là nguồn nhân lực mới, dồi dào để bổ sung cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”.
Cũng theo anh Lộc, hiện nay ngoài việc thành lập Hội Du học sinh để kết nối với các bạn trẻ ở nước ngoài, Đoàn - Hội đã và đang triển khai những đề án, chương trình trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm thu hút lực lượng trí thức Việt kiều trẻ về tham gia xây dựng đất nước. Đồng thời, Đoàn - Hội cũng thường xuyên mời gọi, tổ chức cho Việt kiều trẻ, trí thức trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện để phát triển kinh tế, xã hội tại các vùng sâu, vùng xa khó khăn. Đặc biệt, chương trình hướng về Tổ quốc của Hội đã nhận được sự tham gia tích cực của các bạn thanh niên đang công tác, lao động, học tập ở nước ngoài, Việt kiều trẻ.
Minh Nam
Bình luận (0)