Hướng dẫn điều trị F0 tại nhà
Ngày 7.12, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Phương, ban hành quyết định (số 194/QĐ-UBND) về việc hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe, điều trị tại nhà cho người nhiễm Covid-19 (F0) không triệu chứng trên địa bàn.
Hội phản ứng nhanh PUN75 tại Thừa Thiên - Huế sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân chuyển viện |
PUN75 |
Quyết định áp dụng cho các cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà gồm: Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; Trạm y tế phường, xã, thị trấn; Tổ y tế lưu động; Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng...
Theo đó, Trạm y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn, nhập thông tin người F0 trên phần mềm.
Các vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà cần chuẩn bị gồm: nhiệt kế, thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp (nếu có); khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi; vật dụng cá nhân; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
Các thuốc điều trị tại nhà gồm 2 gói (A, B). Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng. Gói thuốc B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông. Trong đó, các thuốc chống đông dạng uống (Rivaroxaban, Apixaban, Dabigatran) đã được đưa vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, phiên bản 7 do Bộ Y tế ban hành ngày 6.10.2021.
Xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại Thừa Thiên - Huế |
PUN75 |
Trong vòng 6 giờ sau khi nhận được danh sách F0, cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà được phân công quản lý F0 phải tiếp cận F0 và gia đình F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà. Trong trường hợp đủ điều kiện cách ly tại nhà, F0 được phát tờ rơi hướng dẫn những điều cần tuân thủ, tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe, được cấp phát thuốc điều trị Covid-19 theo quy định.
Cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà cấp ngay gói A nếu F0 không có triệu chứng và gói B mới xuất hiện triệu chứng, uống dự phòng theo chỉ định bác sĩ.
Khi nào F0 điều trị tại nhà cần chuyển viện?
Quyết định cũng hướng dẫn, khi F0 cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với Cơ sở đang quản lý F0 để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất (gói B) trước khi chuyển viện.
Tình hình tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên toàn cầu ra sao? |
Hướng dẫn điều trị các ca Covid-19 tại nhà của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng chỉ rõ những dấu hiệu chuyển nặng, đối với người lớn: khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 25 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 94%. Đối với trẻ em: thở nhanh theo tuổi (1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5 - 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ ≥ 12 tuổi ≥ 20 lần/phút), cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống, tím tái môi đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có đo); Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút; huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg. Khi có các dấu hiệu trên phải báo ngay cho cơ sở y tế phụ trách quản lý F0 để chuyển viện kịp thời.
Bình luận (0)