Tỉ phú Bill Gates, nhà sáng lập tập đoàn Microsoft, khuyến khích hình thức giáo dục cho học sinh tự học, tự tìm tòi. Công cụ hỗ trợ sẽ là internet kết hợp với máy tính cá nhân hay máy tính bảng. Khi đó, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, theo Business Insider.
Phương pháp này còn được gọi là học tập cá nhân. Nó có thể đã được áp dụng đâu đó trên thế giới nhưng có rất ít các bằng chứng chính thức cho thấy đây là một phương pháp giáo dục thành công.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chứng minh học tập cá nhân có thể trở thành động lực chính giúp cải thiện điểm số của người học. Nghiên cứu do Công ty tư vấn giáo dục Education Elements thực hiện, khảo sát trên 36.000 học sinh Mỹ.
Nghiên cứu kéo dài 2 năm, được tiến hành tại 5 quận ở Mỹ. Kết quả cho thấy học tập cá nhân giúp điểm học sinh tăng thêm 30% với môn đọc hiểu và 22% với môn toán. Thậm chí, một số nơi còn có những cải thiện đáng kể về điểm số khi áp dụng phương pháp học tập cá nhân.
tin liên quan
Anh: Cấm phụ huynh đậu xe gần cổng trường để đón conNhiều nơi ở Anh sẽ cấm việc đậu xe gần hoặc trước cổng trường với mức phạt lên tới 130 bảng, theo The Guardian.
Một ví dụ đáng chú ý là tại khu học chánh thành phố Piedmont, thuộc quận Madison của bang Alabama (Mỹ). Trong năm học qua, khoảng 72% học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 tham gia kỳ thi chuẩn hóa đã đạt được số điểm như mục tiêu đề ra. Tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với 28% của năm học 2014-2015.
Học tập cá nhân ở Mỹ đã hưởng lợi rất nhiều từ những công nghệ của Thung lũng Silicon. Nguyên nhân vì hình thức học tập này là sự kết hợp giữa giáo dục truyền thống với công nghệ hiện đại, theo Business Insider.
Nghiên cứu cũng tác động rất nhiều đến tính tự giác học tập của học sinh. Khoảng 90% các nhà quản lý giáo dục ở các quận được nghiên cứu cho biết ý thức tự học của học sinh đã cải thiện nhiều từ khi áp dụng phương pháp học tập cá nhân.
tin liên quan
Sinh viên phải chạy bộ 240 km mới được tốt nghiệpKhi các trường học trên toàn Trung Quốc bắt đầu năm học mới trong tuần này, những sinh viên năm thứ nhất và thứ hai của Đại học Tài chính và Kinh tế Vân Nam (YUFE) có đôi chút bất ngờ.
Bình luận (0)