Bugi nằm ở đầu mỗi xy-lanh động cơ sẽ tạo tia lửa điện cao áp ở khoảng cách giữa hai điện cực kim loại của chúng. Tia lửa này sẽ đốt cháy hỗn hợp không khí - nhiên liệu nén trong xy-lanh tạo ra một vụ nổ nhỏ có kiểm soát để đẩy piston xuống. Sản phẩm phụ của quá trình này là khí oxyt nitơ độc hại, gây ô nhiễm không khí và là một trong những yếu tố gây mưa a xít. Với tia laser thì khác, nó có thể đốt cháy hỗn hợp không khí - nhiên liệu một cách nhanh gọn mà không tự tác động tiêu hủy điện cực như bugi. Tia laser còn có ưu điểm khác là tập trung chùm tia vào giữa giúp vụ nổ mở rộng và đối xứng nên kích hoạt động cơ nhanh hơn 3 lần so với thông thường.
Để quá trình đốt cháy đạt hiệu quả mong muốn thì một tia laser phải tập trung ánh sáng 100 GW/cm2 với các xung ngắn hơn 100 milijoule. Các nhà khoa học Nhật Bản đã làm được điều này bằng cách nung bột gốm sứ nóng chảy thành chất rắn quang học trong suốt, sau đó nhúng chúng vào các ion kim loại để điều chỉnh thuộc tính của chúng. Công cụ tạo tia laser dạng này chỉ rộng 9 mm và dài 11 mm, tạo ra hai chùm tia. Các nhà nghiên cứu còn muốn tạo ra chùm tia thứ ba để tạo ra vụ nổ nhanh hơn, đồng đều hơn.
Để từ nghiên cứu đi vào sử dụng thực tế thì các nhà khoa học Nhật Bản tại NINS đang đàm phán với Công ty DENSO, nhà sản xuất hệ thống đánh lửa cho xe hơi có quy mô lớn nhất thế giới. (Theo Gizmag)
Tạ Xuân Quan
Bình luận (0)