Thỏa thuận trên có tác dụng thực tiễn và trực tiếp rất đáng kể đối với người dân ở cả Pakistan lẫn Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này quá nhỏ bé so với tầm quan trọng và mức độ nan giải của những vấn đề trắc trở giữa 2 nước từ nhiều thập niên qua. Đó là tranh chấp vùng Kashmir và hậu quả của ba cuộc chiến tranh, chạy đua vũ trang, xung khắc sắc tộc và tôn giáo, cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực, chống khủng bố, quan hệ với các nước lớn. Những bất đồng này khiến cho ngờ vực lấn át tin cậy, gây cản trở tình láng giềng. Đến nay, chưa thể dự báo khi nào Islamabad và New Delhi giải quyết ổn thỏa những vấn đề trên.
Tuy nhiên, nhu cầu hợp tác để cùng tồn tại và phát triển trở nên ngày càng cấp thiết. Ai cũng có anh em xa nhưng không bên nào dám cậy dựa vào đó để bán cả láng giềng gần. Vì thế, cả hai phía đều có những bước đi xích lại gần nhau, tuy còn thận trọng và mang tính dò dẫm, chú ý đến phản ứng từ bên trong lẫn bên ngoài. Tiếp xúc cấp cao và đàm phán hòa bình đã được nối lại, hai bên cũng đã dành quy chế tối huệ quốc cho nhau. Xem ra, cả hai không chỉ "năng nhặt" cho "chặt bị" mà còn kỳ vọng tích lượng thì sẽ đến lúc chuyển thành chất.
Thảo Nguyên
>> Xe đại sứ quán Mỹ bị đánh bom tại Pakistan
>> Pakistan triệu tập nhà ngoại giao Mỹ
>> Giao tranh ở biên giới Ấn Độ - Pakistan
Bình luận (0)