Đại học không còn “hot”
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 4 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), hiện có 135,8 nghìn lao động trình độ đại học thất nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong hơn 1 triệu lao động đang thất nghiệp của cả nước. Đáng chú ý, con số này đã giảm gần 16 nghìn người so với giai đoạn trước.
Các con số không biết nói dối. Những lỗ hổng trong đào tạo nhân lực trình độ đại học vừa khiến sinh viên ra trường không thể tìm được công việc phù hợp, vừa tốn kém thời gian, tiền bạc của xã hội. Điều đó khiến cho hai chữ “đại học” không còn giữ được sức hút mạnh mẽ như nhiều năm trước. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, trong đó có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển đại học, chiếm gần 69%. Trong khi đó, ở 2 kỳ thi năm 2017 và 2018, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ luôn giữ ở mức ổn định: gần 75%.
Theo Thời báo Tài chính, một số nhà quản lý giáo dục lý giải thực trạng này bằng 2 lý do: Thứ nhất là nhiều trường ĐH mở rộng hình thức xét tuyển theo học bạ hoặc đánh giá năng lực. Thứ hai là sự hấp dẫn ngày càng lớn của các cơ sở đào tạo nghề khi học viên được vừa học vừa thực hành ngay tại doanh nghiệp cùng cam kết có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Thí sinh thi đại học cần “thực tế” như thế nào?
Dù tỷ lệ đăng ký xét tuyển đại học đã giảm mạnh, cũng có thể thấy cánh cổng đại học vẫn là ước mơ chung của phần đông thí sinh. Với những em học sinh này, để không đi vào “vết xe đổ” của các thế hệ trước, sự thực tế trong việc đăng ký nguyện vọng cần phải trở thành ưu tiên hàng đầu.
Có 3 yếu tố thí sinh cần phải lưu ý khi đăng ký nguyện vọng, đó là: niềm yêu thích của bản thân, khả năng học tập và nhất là nhu cầu của xã hội.
Theo báo cáo Thị trường tuyển dụng của VietnamWorks - công ty tuyển dụng lớn nhất Việt Nam thuộc tập đoàn Navigos - thực hiện vào quý 1 năm 2017, 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trong tương lai có: dịch vụ khách hàng, kế toán, quảng cáo/truyền thông, xây dựng, marketing,… Trong đó đứng đầu là ngành Công nghệ thông tin.
Cũng theo báo cáo này, nhu cầu nhân lực ngành CNTT trong 3 năm vừa qua tăng trung bình 47%/năm. Nguyên nhân là do số lượng các công ty tuyển dụng nhân lực ngành CNTT đã tăng 69% so với năm 2012, trong đó riêng số lượng công ty phần mềm tăng đến 124%. Tuy nhiên, số lượng nhân sự chỉ có mức tăng trung bình 8%/năm. Do đó, nếu làm một phép tính đơn giản, có thể thấy đến năm 2020, ngành CNTT sẽ thiếu hụt nửa triệu nhân lực, tương đương với hơn 40% nhu cầu thực tế. Nhìn vào những con số này, thật dễ hiểu khi tại sao ngành CNTT ngày càng trở nên “hot” đến vậy.
|
Để trở thành sinh viên trường ĐH FPT, thí sinh có thể c qua học bạ hoặc điểm thi THPT Quốc gia, hay tham gia kỳ thi sơ tuyển vào trường sẽ diễn ra vào 14.7 tới đây.
Bình luận (0)