Sau hồi trống, không gian nơi đây lại yên ắng đến lạ lùng. Không tiếng đài xập xình, không phim ảnh..., chỉ những chiếc đèn bàn của các em học sinh được hoạt động hết công suất. Hơn 10 năm qua, “tiếng trống học bài” đã trở thành một nét văn hóa làng xã đẹp đẽ và hữu ích được những người dân xã Cẩm Giang nghĩ ra và duy trì đều đặn. Buổi tối, hầu hết mọi nhà đều dành sự im lặng tối đa cho con em mình học tập. Nếu nhà nào gây ồn ào, hay để cho con em mình mải chơi không chịu học thì đoàn kiểm tra sẽ vào nhắc nhở, góp ý.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Cẩm Thủy (người có sáng kiến tổ chức phong trào “Tiếng trống học bài”) cho biết: “Đây là điều mà tôi đã trăn trở suốt bao năm qua, ý tưởng “Tiếng trống học bài” được thực hiện từ khi tôi còn chưa tham gia công tác khuyến học như hiện nay. Cả đời tôi chỉ mong làm sao góp được một phần công sức nhỏ bé cho việc đưa con chữ đến với vùng cao”. Ông kể tiếp: “Ban đầu chúng tôi chỉ thí điểm một vài điểm nhỏ lẻ, mà Cẩm Giang là một trong những xã thực hiện đầu tiên phong trào này. Nhưng tác dụng của nó là rất lớn nên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con. Từ đó, phong trào cứ tự lan ra”. Hiện nay trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã có 168/212 chi hội khuyến học thực hiện thường xuyên phong trào “Tiếng trống học bài”.
Nghe tiếng trống... |
Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Cẩm Giang cho biết, Cẩm Giang là một xã nghèo, lại bị cô lập bởi dòng sông Mã, vì chưa có cầu nên muốn qua lại với Cẩm Giang thì phải đi đò. Thế nhưng, nhờ những người như bà Sự, Cẩm Giang luôn là điểm sáng trong công tác giáo dục toàn huyện, là xã được nhận bằng khen của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2007. 10 năm qua, Cẩm Giang có gần 200 con em đậu vào các trường ĐH, CĐ.
Hiện nay, “Tiếng trống học bài” không còn là của riêng ở huyện Cẩm Thủy, mà nó đã lan rộng ra các huyện lân cận như: Ngọc Lặc, Bá Thước..., góp phần nâng cao ý thức học tập trong nhân dân.
Ngọc Minh - Phù Sa
Bình luận (0)