|
Theo khảo sát của Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 131 vụ tự tử, trong đó có hơn 70 người tử vong. Tình trạng này chủ yếu xảy ra tại các huyện miền núi như An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, nơi có nhiều đồng bào Hơ-rê, Ba-na, Chăm… sinh sống.
Trong đó, dân tộc Bana chiếm 58 trường hợp, dân tộc H’rê 44 trường hợp và dân tộc Chăm 6 trường hợp. Những trường hợp tự tử thuộc mọi lứa tuổi nhưng số người từ 20-35 tuổi có đến 160 vụ (chiếm 55% tổng số vụ).
Đa phần những trường hợp tự tử hầu hết đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, 85,8% trong đó thuộc diện hộ nghèo. Lý do tự tử là do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn với người trong làng, đau ốm kéo dài…
Theo ông Nguyễn Đình Thanh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Định, nạn tự tử “lây lan” rất nhanh do tâm lý “bắt chước” trong cộng đồng. Tại huyện An Lão, ở xã An Quang có 8 trường hợp tự tử thì trong đó có đến 7 người chọn cùng cái chết thắt cổ; ở xã An Hưng, có 8 trường hợp tự tử, thì có đến 6 trường hợp chọn cách chết bằng thuốc trừ sâu… Tại huyện Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Sơn có hầu hết các trường hợp tự tử (9 vụ) đều chọn cách thắt cổ, xã Vĩnh Thuận có 7 trường hợp tự tử thì tất cả đều chọn cách uống thuốc trừ sâu…
Ngoài vấn nạn tự tử, những tập tục lạc hậu cũng đã cướp đi 33 sinh mạng của đồng bào vùng cao ở các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh... Trong đó, liên quan đến nghi cầm đồ thuốc độc 17 vụ, nghi ma gang 9 vụ, nghi ma lai 3 vụ…
Hoàng Trọng
Bình luận (0)