Tài năng của một HLV là điều đương nhiên, nhưng ông Chung còn có một phẩm chất lớn hơn cả tài năng, đó là tình thương yêu thực sự các nữ cầu thủ vốn chịu nhiều thua thiệt so với các cầu thủ nam. Lo lắng, chăm sóc, bảo vệ các cầu thủ nữ của mình, từng bước đưa họ đi lên theo con đường bóng đá chuyên nghiệp, không bao giờ lấy cái tôi của mình làm chuẩn mực, mà luôn lấy sự tiến bộ của đội tuyển mình dẫn dắt làm mục tiêu phấn đấu, HLV Mai Đức Chung đã được tất cả các cầu thủ đội tuyển nữ coi như người cha thân yêu của mình. Và như thế, việc răn dạy hay huấn luyện đội tuyển nữ trở nên là câu chuyện gia đình, đầy thương yêu và trách nhiệm.
HLV Hoàng Anh Tuấn thay ông Philippe Troussier dẫn dắt U.23 Việt Nam dự VCK U.23 châu Á 2024
Câu nói của HLV Mai Đức Chung mà tôi thấy rất thấm thía với bóng đá VN, đó là: "Chúng ta cũng phải coi bóng đá là một ngành nghề, chứ không phải chỉ là chơi cho vui".
Đã là một ngành nghề, thì yếu tố đầu tiên phải là tính chuyên nghiệp từ mọi cầu thủ. Mà tính chuyên nghiệp ấy phải do HLV trưởng dắt dẫn, truyền dạy, quan tâm, nâng lên từng bước cho cầu thủ. Với một cầu thủ, tính chuyên nghiệp phải từ ý thức trở thành vô thức, nó đi vào từng động tác bóng của cầu thủ. Hãy nhìn lại, bàn thua của đội tuyển VN trước Indonesia thể hiện tính nghiệp dư của hậu vệ VN. Khi HLV trưởng Troussier chọn Minh Trọng dưới 23 tuổi là trung vệ, hẳn ông phải biết trình độ chuyên nghiệp của cầu thủ này ở mức nào, chứ không phải cứ là cầu thủ trẻ thì mình đưa vào đội tuyển quốc gia.
Có một nhận xét của HLV Mai Đức Chung về cầu thủ gốc Việt mà chúng ta cần suy nghĩ: "Các cầu thủ ở nước ngoài tập luyện trong một môi trường chuyên nghiệp, khoa học và tiên tiến nên chúng ta không cần xem họ tập, mà cần đánh giá ở những trận thi đấu. Tôi nghĩ đó là điều tốt nhất. Còn không có điều kiện thì chúng ta mời các cầu thủ về Việt Nam để tuyển chọn, đánh giá chính xác".
Khi đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, thì HLV phải biết từng cầu thủ của mình còn thiếu tính chuyên nghiệp ở mức nào để kịp thời bổ khuyết. Nhất là khi sử dụng cầu thủ trẻ, thì sự quan tâm tới họ phải gấp đôi những cầu thủ gạo cội, và phải đánh giá đúng năng lực thực chất của họ, hướng phát triển của họ đặng có sự chọn lựa cho chính xác, nhất là trong những trận đấu quan trọng của đội tuyển.
Chính vì tình thương yêu và ý thức trách nhiệm cao như vậy, nên ông Mai Đức Chung mới khẳng định được thế mạnh của mình như một HLV: "Tôi vẫn còn có trách nhiệm với các cầu thủ nữ, với bóng đá nữ Việt Nam. Mặc dù tôi đã nhiều tuổi rồi nhưng vẫn có thể tham gia các buổi tham luận, góp ý về chuyên môn… cho bóng đá nữ Việt Nam tốt lên. Đặc biệt với các HLV, VĐV, tôi luôn luôn có sự nhắc nhở họ phải có sự đam mê, tinh thần nhiệt huyết. Tôi như một người thầy, người bố, người bác, người chú, người bạn…".
Chính vì đội tuyển bóng đá nam VN hiện đang thiếu một HLV đầy tâm huyết như vậy, mà bóng đá nam VN đang đi xuống một cách rất đáng buồn, đáng lo ngại.
Tất cả những ai yêu mến bóng đá VN đều mong mỏi VFF tìm được người có tâm, có tầm để dẫn dắt đội tuyển bóng đá nam và cả bóng đá nữ. Vì HLV Mai Đức Chung sau thời gian rất dài cống hiến trọn vẹn cho bóng đá nữ, cũng đã nói lời chia tay. Lời chia tay đẹp!
Xem nhanh 20h ngày 28.3: Lộ diện người thay ông Troussier ở đội U.23
Bình luận (0)