(TNO) Các nhà khảo cổ học cho hay một ngôi mộ được khai quật tại phía đông Trung Quốc có thể là nơi an nghỉ cuối cùng của một hoàng đế từng bị xem là bạo chúa cách đây 1.500 năm.
Ngôi mộ, chính xác hơn là lăng, được phát hiện tại thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, theo Tân Hoa xã.
Đây là chứng cứ đầu tiên cho thấy nơi chôn cất Dương Quảng, còn gọi Tùy Dạng Đế, là vị vua thứ hai và cũng là người cuối cùng của triều đại nhà Tùy (581-618), theo Cục Di sản văn hóa thành phố Dương Châu.
|
Toàn lăng có diện tích 20 x 30 m, trong đó các chuyên gia đã tìm thấy một bia mộ ở góc phía nam, trên đó khắc tên và năm mất, vào năm 618, cùng thời điểm sử sách ghi nhận Dương Quảng chết.
Các nhà khảo cổ cho hay lăng của Tùy Dạng Đế liên kết với một ngôi mộ khác, nhiều khả năng là của hoàng hậu.
Dương Quảng bị xem là bạo chúa trong lịch sử các triều đại Trung Quốc, và bị giết chết trong một cuộc binh biến vào năm 618, đánh dấu sự hủy diệt của nhà Tùy.
Đây có thể cũng là lý do chính khiến lăng của ông nhỏ hơn so với các vị hoàng đế khác.
Hạo Nhiên
>> Công bố hơn 500 phát hiện khảo cổ học
>> Khai quật di chỉ khảo cổ Hòa Do
>> Khảo cổ học “nhón chân” vào thế giới phẳng
>> Nero không phải là bạo chúa?
Bình luận (0)