Trong khi đó, tín dụng nội tệ tăng không đáng kể. Lý giải điều này, bà Hồng cho biết trong những tháng đầu năm 2014 nền kinh tế mặc dù đã có những diễn biến tích cực, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp (DN) hàng tồn kho chậm tiêu thụ, chưa có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, nên chưa vay vốn ngân hàng (NH), một số DN do năng lực tài chính yếu kém, không chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dự án…
Sự lệch pha này đang khiến thị trường có thể chịu tác động tiêu cực, đặc biệt cầu ngoại tệ tăng có thể gây căng thẳng cho thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN khẳng định hiện tại tín dụng ngoại tệ tăng “nóng” không đáng quan ngại. Thứ nhất, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 9,35% so với cuối năm 2013 nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2013 thì chỉ tăng có 1,34%. Thứ hai, liên quan đến đánh giá không mấy tích cực của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về hệ số sử dụng vốn (tín dụng ngoại tệ/tiền gửi ngoại tệ) lên tới 99,5%, theo bà Hồng, thực tế nếu tính cả các khoản tiền gửi ngoại tệ trong nước khác và nguồn vốn nước ngoài (các khoản vay nước ngoài, các khoản tiền gửi của NH nước ngoài tại NH trong nước…) thì hệ số sử dụng vốn này thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 50 - 60%. Thứ ba, tăng tín dụng ngoại tệ là do NHNN chủ động mở rộng hơn, linh hoạt chấp thuận cho các NH cấp tín dụng ngoại tệ chủ yếu tập trung vào các DN có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ. Theo đó, khi các DN có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay sẽ không tạo áp lực tới việc các DN phải bán ngoại tệ để trả nợ vay. Đối với trường hợp DN có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ nhưng không có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay, các NH chỉ xem xét cho vay các nhu cầu vốn để phục vụ các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích của Chính phủ nhằm góp phần hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh hiện nay…
Anh Vũ
>> Ngoại tệ chịu áp lực thanh khoản nhất định
>> NHNN khuyến cáo người dân thận trọng khi mua bán ngoại tệ, vàng
>> Ngân hàng 'ế' ngoại tệ
Bình luận (0)