Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là di sản văn hóa phi vật thể

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là di sản văn hóa phi vật thể

03/04/2017 06:52 GMT+7

Tối 2.4, UBND tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tối 2.4, tại quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy (xã Kim Thái, H.Vụ Bản, Nam Định), Bộ VH-TT-DL, UBND tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm tự hào của người dân Nam Định nói riêng và VN nói chung, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt, vì thế phải cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và phát triển di sản trong đời sống nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương và cộng đồng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị thánh mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân. Thực hành cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ lên đồng và lễ hội, thông qua các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng trong lên đồng và lễ hội, người Việt thể hiện quan điểm của mình về lịch sử, di sản văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.