Tin tức giáo dục đặc biệt 1.12: Để học sinh thích môn lịch sử, khó không?

30/11/2021 22:36 GMT+7

Dạy học môn lịch sử trong trường phổ thông như thế nào để học sinh không chán là vấn đề luôn luôn mới và nay tiếp tục được đặt ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.12).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.12) kể câu chuyện gợi cảm hứng của một người vừa là thầy giáo vừa là công nhân về quá trình không ngừng nghỉ học tập, luôn làm mới mình.

Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) thực hiện một dự án về môn lịch sử với hình thức hóa thân các nhân vật trong truyền thuyết và lịch sử

d.n

Dạy sử bằng nội dung cảm xúc hay sự kiện?

Cứ mỗi mùa thi trôi qua là dư luận lại đặt câu hỏi vì sao sử vẫn là môn có điểm trung bình thấp nhất? Còn trong thực tế thì hầu hết học sinh học sử để đối phó, cho qua môn.

Một môn học mà thật ra khi lớn lên chúng ta lại tự giác tìm tòi, tra cứu để tìm hiểu một sự kiện nào đó nhưng tại sao trong suốt những năm tháng học phổ thông, phần lớn học sinh đều xem là một trong những môn “ru ngủ”?

Vì sao có sự trái ngược này? Hãy lắng nghe lời giải thích của một trong những giáo viên có cách dạy sử sáng tạo hiện nay ở TP.HCM.

Theo thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), có thể thực hiện việc dạy môn sử cho sinh động nhưng mấu chốt hiện nay là chương trình và nội dung thi ôm đồm quá nhiều đến mức giáo viên không thể triển khai phương pháp dạy sinh động.

Các giáo viên nêu lên giải pháp nào để học sinh yêu thích môn sử? Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói gì trước thực tế này? Những điều này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.12).

Học sinh chăm chú tìm hiểu về các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

t.n

Học tập là một hành trình suốt đời

Câu chuyện của thầy Trần Tiến Đức, giáo viên môn toán Trung tâm GDTX (Q.11, TP.HCM), là minh chứng cho điều này.

Xuất phát là một công nhân kỹ thuật, thầy Trần Tiến Đức không ngừng nghỉ theo đuổi việc học. Ông 3 lần thi trượt đại học, nhưng sau đó không chỉ có bằng cử nhân mà còn học lên thạc sĩ và lấy bằng tiến sĩ.

Chia sẻ về chặng đường từ anh công nhân trở thành thầy giáo, thầy Đức cho biết, suốt nhiều năm qua ông vẫn làm song song cả công việc của một công nhân kỹ thuật và một giáo viên dạy toán. Tuy vậy trong suốt quá trình đi làm, đi dạy, ông luôn đốc thúc bản thân phải học những gì chưa biết để “có cái mà dạy học trò”.

Câu chuyện của một người thầy từ một công nhân, 3 lần trượt đại học và cuối cùng vượt qua tất cả để có bằng tiến sĩ toán học trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ truyền cảm hứng cho người trẻ về nỗ lực không ngừng nghỉ để thực hiện ước mơ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.