Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (11.9) còn nêu lên những đề xuất của giáo viên cũng như quan điểm của Bộ GD-ĐT xung quanh việc giảm tải chương trình khi học sinh học trực tuyến; Đầu năm học, thầy trò vùng cao lo sạt lở trường học.
Làm gì để giảm nguy cơ tai nạn khi học trực tuyến?
Ngày 10.9, trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo UBND P.Hạ Đình (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, một bé trai trên địa bàn vừa bị điện giật tử vong do dùng thanh ngoáy tai bằng kim loại chọc vào ổ điện khi đang học trực tuyến.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, khẳng định dù sự việc đau lòng xảy ra không liên quan đến những thiết bị mà bé trai sử dụng để học trực tuyến, tuy nhiên, những tai nạn thương tích xảy ra trong hay ngoài nhà trường với học sinh đều hết sức đáng tiếc và một lần nữa nhắc nhở mỗi gia đình, nhà trường cần hết sức lưu tâm trong việc phòng ngừa, bảo vệ con trẻ.
Gia đình cần chú ý những điều gì khi trẻ nhỏ học trực tuyến? Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) có những đề xuất gì để giảm nguy cơ tai nạn thương tích khi trẻ học trực tuyến ở nhà? Bộ GD-ĐT sẽ có những động thái gì với các cơ sở giáo dục trước sự cố đau lòng này?
Những thông tin cần thiết này sẽ được đặt ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (11.9).
|
Bộ GD-ĐT nói gì về việc giảm tải các môn học ?
Theo nhiều giáo viên, không thể áp dụng một cách cơ học nội dung chương trình, phân phối chương trình học trực tiếp sang học trực tuyến và cần cắt giảm khoảng 35% đến 40% nội dung kiến thức. Các giáo viên và lãnh đạo nhiều trường phổ thông còn đề nghị Bộ GD-ĐT công bố sớm chương trình giảm tải để giúp cho các trường điều chỉnh nội dung kiểm tra đánh giá học sinh, xây dựng kế hoạch định hướng học sinh ôn thi, nhất là kỳ thi dành cho học sinh cuối cấp.
Năm 2020 (năm đầu tiên đối phó với dịch bệnh, học sinh phải nghỉ học kéo dài), Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn 3280 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS và THPT. Tuy nhiên, năm nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn rất nhiều, đã có địa phương như TP.HCM dự kiến sẽ phải học trực tuyến hết học kỳ 1 của năm học này. Do vậy, việc tiếp tục giảm tải, hướng dẫn các địa phương dạy học các nội dung cốt lõi để ứng với tình hình dịch bệnh đang là đòi hỏi tất yếu.
Trước thực tế này, Bộ GD-ĐT có kế hoạch gì cho việc giảm tải chương trình? Những thông tin ban đầu về vấn đề này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (11.9) cùng với bài phản ảnh nỗi lo của giáo viên vùng cao trong năm học mới về nguy cơ sạt lở trường học.
Bình luận (0)