Tin tức giáo dục đặc biệt 13.9: Hướng giải quyết cho những nhầm lẫn của thí sinh

12/09/2022 23:04 GMT+7

Năm đầu tiên đăng ký xét tuyển ĐH trực tuyến, thí sinh bỡ ngỡ nên có sai sót. Bộ GD-ĐT có những đề nghị gì với các trường là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai (13.9).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (13.9) còn đặt vấn đề về hướng tự chủ theo cách các trường đại học vận hành có phù hợp? Vì sao chưa đưa tiếng Anh trở thành môn bắt buộc với cấp THPT hệ GDTX?

Tìm hiểu thông tin tuyển sinh, đào tạo của các trường đại học

nhật thịnh

Nên “nghĩ đến thí sinh”

Những ngày gần đây báo chí đưa thông tin nhiều thí sinh, trong đó kể cả học sinh trường chuyên, đã đăng ký nhầm giữa các phương thức xét tuyển vào đại học. Sau khi các trường ĐH tải dữ liệu xuống, một số thí sinh mới phát hiện mình có sơ suất.

Trong thời gian này, các trường đang thực hiện lọc ảo. Vậy các thí sinh có được điều chỉnh nhầm lẫn?

Tại hội nghị tổng kết năm học, bàn phương hướng nhiệm vụ năm học mới, với khối giáo dục ĐH hôm nay (12.9), ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết : "Đây là năm đầu tiên triển khai đăng ký xét tuyển trực tuyến, các em còn nhiều bỡ ngỡ, trong khi việc truyền thông khó mà cặn kẽ đến từng em. Vì thế, các trường nên tận dụng quyền tự chủ của mình để tạo điều kiện tối đa cho các em, đừng để các em bị mất cơ hội do một số nhầm lẫn, sai sót trong quá trình thao tác trên hệ thống".

Các thí sinh sẽ được giải quyết thế nào ? Đề xuất cụ thể của Vụ Giáo dục đại học về các trường hợp này ra sao ? Người đứng đầu ngành giáo dục yêu cầu các trường thực hiện điều gì về kế hoạch tuyển sinh từ năm 2025 ?... Những thông tin cần thiết này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (13.9).

Sinh viên một trường ĐH thực hiện cơ chế tự chủ trong giờ thực hành

đ.n.t

Tự chủ đại học có phải là tự đảm bảo kinh phí?

Từ năm 2014 bắt đầu có những cơ sở ĐH đầu tiên được thực hiện thí điểm tự chủ. Cho đến hết năm 2017, có 23 trường công lập được Thủ tướng Chính phủ và phê duyệt đề án cho phép thí điểm cơ chế tự chủ, cam kết tự bảo đảm kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về: đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí đối với đối tượng chính sách; đầu tư, mua sắm. Sau đó, Chính phủ cho phép 23 trường này được kéo dài thí điểm sau giai đoạn 2014 - 2017, cho tới khi có nghị định mới của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của cơ sở GD ĐH công lập.

Theo một số nhà quản lý của các trường ĐH, thành công về tài chính của những trường đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt đề án tự chủ là “động lực” để nhiều trường ĐH khác quyết tâm xây dựng đề án tự chủ, đồng thời củng cố niềm tin cho các cơ quan chức năng về tính đúng đắn của chủ trương giao cho các trường “tự lo” khoản kinh phí.

Tuy nhiên “tự lo” kinh phí dẫn đến việc các trường đẩy mạnh tăng nguồn thu học phí dẫn đến bức tranh phiến diện của tự chủ đại học.

Những phân tích rạch ròi, cụ thể về những lệch lạc trên hành trình tự chủ đại học sẽ được đặt ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (13.9).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.