Tin tức giáo dục đặc biệt 17.5: Vì sao người giỏi vẫn chần chừ chọn sư phạm?

16/05/2022 22:54 GMT+7

Thí sinh vào các ngành sư phạm phải đủ điều kiện học lực mới được xét tuyển nhưng vì sao không nhiều học sinh giỏi mặn mà chọn ngành này là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (17.5) nêu lên một bất ngờ khi số học sinh chọn học môn sử nhiều chứ không ít như dư luận lo lắng.

Thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nộp hồ sơ nhập học các năm trước

đào ngọc thạch

Lương, thu nhập vẫn là yếu tố quyết định

Theo dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non, đào tạo giáo viên là 1 trong 2 nhóm ngành đặc thù có quy định riêng về ngưỡng đầu vào. Trong đó, học sinh xét tuyển nhóm ngành này ở hình thức đào tạo khác chính quy hoặc không dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, cần đạt điều kiện học lực giỏi.

Mặc dù nhiều năm gần đây, quy định này cũng giúp đầu vào của nhiều trường sư phạm cải thiện đáng kể nhưng trên thực tế không quá nhiều học sinh giỏi quan tâm đến các ngành đào tạo giáo viên. Đó là chưa kể khi ra trường nhiều người có thể không chọn công việc giảng dạy.

Dù ủng hộ việc thu hút người giỏi học sư phạm nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng cần thêm các giải pháp khác như Nghị định 116, sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí và sinh hoạt, chính sách gắn kết giữa đào tạo sư phạm và việc làm cho sinh viên… Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thu nhập của giáo viên là ưu tiên cải cách đầu tiên. Với mức lương hiện nay, khó lòng thu hút được người giỏi.

Các đề xuất tiếp theo sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai để tăng thêm động lực giúp học sinh giỏi theo đuổi nghề dạy học.

Vì sao nhiều học sinh chọn môn sử thi tốt nghiệp THPT?

Học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dự kiến vào tháng 7

đ.n.t

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ học sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội gồm lịch sử, địa lý, giáo dục công dân để thi tốt nghiệp THPT ngày càng tăng: năm 2017 là 43%, 2018 là 48%, 2019 là 53%, 2020 là 55,38%, 2021 là 53,38% và năm 2022 là 55,53%. Điều này chứng tỏ học sinh ngày càng quan tâm đến các môn khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có môn lịch sử.

Lý giải về xu hướng này, theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, đa số học sinh vẫn lo hoàn tất tốt nghiệp THPT. Nhiều thí sinh cho rằng giáo dục công dân, lịch sử, địa lý nếu có hiểu biết xã hội, ôn tập có hệ thống, biết vận dụng tình huống và kỹ năng dùng Atlat rất dễ kiếm điểm so với tổ hợp khoa học tự nhiên.

Đây không phải là lý do duy nhất. Bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến xu hướng này trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (17.5).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.