Tin tức giáo dục đặc biệt 30.12: Bạo hành trẻ em, một hệ lụy học trực tuyến?

29/12/2021 22:54 GMT+7

Cái chết đau lòng của bé 8 tuổi (TP.HCM) do 'mẹ kế' đánh đập trong quá trình kèm học trực tuyến dấy lên nhiều nỗi lo khi trẻ không đến trường quá lâu là nội dung trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.12) còn nêu một quy định lần đầu tiên xuất hiện trong một trường đại học công lập ở Việt Nam; Đưa các môn trước nay dành cho học sinh phổ thông bình thường để dạy trẻ khiếm thính.

Học trực tuyến kéo dài gây nên nhiều hậu quả về mặt tâm lý và các bệnh không lây nhiễm như cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, tật khúc xạ...

đ.n.t

Người lớn áp lực, con cái lãnh hậu quả

Từ đầu năm học đến nay, trẻ phải ở nhà trong thời gian dài. Không ít vụ việc đau lòng xảy ra khi trẻ bị bạo hành bởi chính người thân trong gia đình trong quá trình trẻ học trực tuyến.

Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận là cái chết đau lòng của bé V.A (8 tuổi) ở TP.HCM do bị “mẹ kế” đánh đập trong quá trình kèm bé học trực tuyến.

Trước đó trung tuần tháng 9.2021, một bé gái 6 tuổi (ở P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng tử vong và cơ quan điều tra bước đầu xác định người bố khi kèm con học đã nóng giận dùng đũa, thanh tre, cán chổi đánh con. Sau vụ việc này không lâu, dư luận lại xôn xao khi có thêm một học sinh lớp 1 (ở xã Phú An, TX.Bến Cát, Bình Dương) bị bố đánh khi kèm học trực tuyến, khiến mặt, tay chân bé bầm tím, phải trốn qua nhà hàng xóm cầu cứu…

Vì sao việc dạy con học trong một thời gian dài đã tạo áp lực lên cha mẹ, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho con, thậm chí dẫn đến chết người? Các nhà trường và Bộ GD-ĐT có những hành động gì?... Những điều này sẽ được đặt ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.12).

Học sinh lớp 9 tại TP.HCM đã trở lại trường học trực tiếp hơn 2 tuần nay

đào ngọc thạch

Một quy định lần đầu xuất hiện ở một trường ĐH công lập

ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quyết định quy định về chế độ làm việc với giảng viên, có hiệu lực từ 1.1.2022. Trong đó, đặc biệt có quy định cho phép giáo viên cơ hữu sau 3-5 năm công tác liên tục tại một cơ sở đào tạo sau khi hoàn thành định mức các nhiệm vụ của giảng viên trong mỗi năm học có thể nghỉ 6 tháng để thực tập, học hỏi kinh nghiệm tại các đơn vị trường khác, hoặc các doanh nghiệp bên ngoài để cập nhật sự phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ, cũng như phát triển mạng lưới, hệ thống nghiên cứu khoa học.

Thông tin thêm về quy định này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai cùng với bài ghi nhận trẻ khiếm thính đang dần được tiếp cận nhiều môn học mới từng chỉ có với học sinh bình thường ở trường phổ thông.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.