Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 7.1.2021

06/01/2021 21:03 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 7.1.2021 nêu xu hướng kiểm tra đánh giá học sinh không còn dựa chủ yếu vào việc kiểm tra kiến thức thuộc lòng như trước đây.

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 7.1.2021 còn trả lời câu hỏi vì sao ngày càng nhiều trường đại học chú trọng tiếng Anh trong xét tuyển đầu vào; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị bổ sung nhóm giáo viên mầm non và giáo viên thể chất vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để được nghỉ hưu trước tuổi.

Đề mở theo năng lực của học sinh

Học kỳ 1 năm học 2020 - 2021 là học kỳ đầu tiên các trường chính thức thực hiện những quy định mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 26 của Bộ GD-ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT.
Ngoài bài kiểm tra trên giấy như truyền thống, các trường có thể sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra như trên máy tính, bài thực hành, dự án học tập… Giáo viên đánh giá năng lực học sinh không chỉ bằng điểm số mà thông qua quá trình học tập, thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng...
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên ở các trường phổ thông cho thấy đã có những chuyển biến rõ rệt từ nội dung đề thi đến hình thức kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn ra nhiều đề để học sinh lựa chọn đề phù hợp với năng lực, cảm xúc. Điểm kiểm tra bao gồm quá trình học sinh thu thập kiến thức, làm việc nhóm, thuyết trình, trả lời câu hỏi…
Những thông tin bất ngờ và thú vị về đổi mới đánh giá, kiểm tra sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (7.1.2021).

Nhiều trường chấp nhận lấy thí sinh điểm thấp hơn nhưng giỏi tiếng Anh 

Thí sinh trao đổi sau khi thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Bảo Vy

Ưu tiên xét tuyển thí sinh giỏi ngoại ngữ vào đại học là xu hướng ở rất nhiều trường. Trong đó, phổ biến nhất là việc ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Thậm chí có trường như ĐH Y dược TP.HCM chấp nhận lấy thí sinh có tổng điểm thi thấp hơn nhưng giỏi ngoại ngữ.
Ngày càng nhiều trường không còn xem tiếng Anh chỉ là tiêu chí phụ trong xét tuyển màtrở thành điều kiện đầu vào. Ở nhiều trường, hầu hết các tổ hợp xét tuyển đều có tiếng Anh. Vì sao các trường ngày càng xem trọng tiếng Anh trong xét tuyển? Cụ thể các phương án tuyển sinh đặt trọng tâm môn tiếng Anh ra sao?... Những thông tin cần thiết cho thí sinh chuẩn bị cho mùa xét tuyển vào đại học năm 2021 sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Trong tin tức giáo dục đặc biệt còn nêu vấn đề nhiều giáo viên đang quan tâm: Xung quanh tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non và thể chất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.