Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng đề án đưa lao động có trình độ cao sang
làm việc tại Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Slovakia, Cộng hòa Czech,
Israel... mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao cho những người
trình độ ĐH, CĐ đang thất nghiệp.
Nhiều cơ hội
|
|
“Tỷ lệ thất nghiệp ở những LĐ có trình độ ĐH, CĐ tại VN tương đối cao. Năm 2016, cả nước có trên 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Xuất khẩu LĐ có trình độ kỹ thuật là hướng đi mới không chỉ làm nâng cao vị thế của LĐ VN trên thị trường quốc tế, mà còn là một trong những giải pháp trước mắt giải quyết việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp đang thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định”, ông Diệp nói.
Là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu LĐ, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế (thuộc Phòng Thương mại - Công nghiệp VN), lấy làm tiếc vì nhiều hợp đồng đã vuột khỏi tay sang các doanh nghiệp của Philippines, Thái Lan. Bà Thanh chia sẻ: “Có nhiều đơn hàng, nhiều đối tác nước ngoài liên hệ với chúng tôi tìm kiếm nguồn LĐ có tay nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Tuy nhiên, do chưa có sự kết nối với các trường ĐH, CĐ nên không đáp ứng được nguồn cung. Trong khi đó, Philippines, Thái Lan đã xuất khẩu những LĐ có trình độ ĐH, tham gia vào những dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao”.
Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), cũng cho biết: “Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... đang rất cần LĐ có tay nghề. Họ sẵn sàng trả mức lương khá cao. Điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường”.
tin liên quan
Cần nhiều lao động trong năm 2017Theo các chuyên gia, dựa vào số liệu thống kê, dự kiến năm 2017 tình hình việc làm có nhiều khả quan.
Xu hướng tất yếu
Theo ông Doãn Mậu Diệp, Bộ đang giao Cục Quản lý LĐ ngoài nước và các đơn vị liên quan gấp rút xây dựng đề án “Đưa LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025” để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Dự thảo cũng đưa ra một số ngành nghề dự kiến VN sẽ xuất khẩu LĐ sang một số thị trường trong thời gian tới.
Cụ thể, xuất khẩu LĐ ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản và CHLB Đức; công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, sinh học, nông nghiệp sang Nhật Bản; cơ khí sang Hàn Quốc và một số nước châu Âu, Trung Đông; đầu bếp, công nghệ thông tin, điện tử đi Hàn Quốc. Ngoài những thị trường trên, Bộ cũng đang xúc tiến khai thác các thị trường mới như Slovakia, Cộng hòa Czech, Israel...
Ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu LĐ VN, nhìn nhận đây là cơ hội rất tốt cho LĐ VN bởi hiện có rất nhiều nước chưa có chính sách tiếp nhận LĐ phổ thông, mà chỉ ưu tiên tiếp nhận LĐ có trình độ chuyên môn. “Mục tiêu của xuất khẩu LĐ là giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đào tạo nguồn nhân lực. Nếu đề án sớm triển khai, chúng ta sẽ giảm xuất khẩu LĐ có trình độ tay nghề thấp, làm những việc nặng nhọc, độc hại, lương thấp. Với LĐ có trình độ tay nghề, việc học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt chuyên môn sẽ nhanh chóng hơn, hình ảnh và uy tín của LĐ VN cũng sẽ được nâng lên”, ông An nói.
Còn theo ông Nguyễn Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), đưa LĐ có tay nghề đi làm việc ở nước ngoài là xu hướng tất yếu. Các doanh nghiệp xuất khẩu LĐ về lâu dài cũng sẽ phải hạn chế đưa LĐ phổ thông ra nước ngoài làm việc bởi lương thấp, điều kiện làm việc, bảo hiểm hạn chế.
tin liên quan
Chuyên gia toàn cầu hiến kế cho VNHội nghị bàn tròn với mạng lưới chuyên gia toàn cầu về phát triển VN đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
“Bên cạnh những thị trường truyền thống, chúng tôi đã bắt đầu hướng tới khai thác những thị trường có chất lượng cao hơn với mức lương từ 15 - 22 triệu đồng/tháng. Để có được nguồn LĐ đáp ứng những thị trường khó tính, chúng tôi liên kết với trường CĐ nghề tuyển dụng những sinh viên ngay khi các em còn chưa ra trường. Nếu chúng ta làm tốt công tác đào tạo và kết nối thị trường LĐ chắc chắn sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện nay”, ông Nam nói.
Đánh giá cơ hội làm việc cho những LĐ xuất khẩu trong năm 2017 và những năm tiếp theo là rất lớn, song bà Nguyễn Thị Kim Thanh cũng đưa ra lời khuyên dành các bạn trẻ:“LĐ VN được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn nhưng làm việc ở nước ngoài như thế chưa đủ. Trở ngại lớn nhất của LĐ VN là ngoại ngữ. Các bạn trẻ đã có bằng chuyên môn về kỹ thuật cần phải trau dồi thêm ngoại ngữ. Đây sẽ là cửa ngõ quyết định tấm giấy thông hành cho LĐ đi làm việc ở nước ngoài”.
Bình luận (0)