Những giọt nước mắt của người dân bị mất nhà cửa do sạt lở ở cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình, H.Chợ Lách, Bến Tre) đã tạm được lau khô bằng tình cảm thương yêu đùm bọc của láng giềng, các mạnh thường quân và sự vào cuộc khẩn trương của các cấp chính quyền.
Những tấm lòng rộng mở
Tận dụng một góc trong căn lều tạm do Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn H.Chợ Lách dựng lên, chị Ngô Thị Cẩm Hương đã mở quán cóc và anh Phan Thanh Phong (chồng chị) đang chuẩn bị dựng lại quán nhỏ cạnh cầu phà Phú Bình như trước kia. Gia đình chị Hương bị lún mất căn nhà cấp 4 mà vợ chồng chị đã dành dụm hơn 17 năm mới cất được và chưa kịp ở ngày nào.
tin liên quan
'Thất hứa' di dời, dân không cho sửa đường cao tốcUBND xã đã nhiều lần động viên người dân bình tĩnh, tạo điều kiện cho chủ đầu tư thi công sửa chữa mố cầu bị sạt lở, nhưng người dân không chịu.
Những ngày đầu hứng chịu mất mát, chị đã khóc thật nhiều nhưng giờ đã bình tâm lại. Chị cho biết chính quyền đã hỗ trợ gia đình chị 20 triệu đồng, bà con gần xa hỗ trợ hơn 22 triệu cùng với gạo, mì gói… nên cuộc sống hiện tại không đến nỗi ngặt nghèo. “Những người quen trong xóm ai cũng kêu gửi đồ, có người còn phụ khiêng về nhà cho để tạm, dù nhà ai cũng chật chội. Cảm động nhất là những người cũng nghèo như tui vẫn tìm lên thăm, móc túi cho 50.000 - 100.000 đồng…” chị Hương nói.
|
Chẳng đáng gì so với mất mát của bà con
Theo ông Phạm Anh Linh, Phó chủ tịch UBND H.Chợ Lách, tính đến ngày 23.11 đã có trên 200 triệu đồng tiền mặt và gần 1 tấn nhu yếu phẩm gồm gạo, mì tôm… được chuyển tới cho bà con bị mất nhà trên cồn Phú Đa. Tuy nhiên, những giá trị mà người dân nhận được từ sự hỗ trợ vẫn chưa thấm tháp gì so với tài sản mà họ bị mất đi trong quá trình sụp lún đất. Đối với các trường hợp trong danh sánh hỗ trợ di dời sẽ được huyện báo cáo lại với tỉnh để xem xét bổ sung tiền hỗ trợ cho hợp lý hơn.
tin liên quan
Ngăn chặn sạt lở bờ sông chợ ĐệmUBND TP.HCM vừa chỉ đạo UBND huyện Bình Chánh tăng cường tuyên truyền, vận động, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng, cơi nới trái phép sát bờ sông, gây nguy cơ sạt lở bờ sông tại khu vực.
Ông Đoàn Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình, cho biết đoạn đê mới dài hơn 500 m vừa xây dựng xong đi qua đất của 15 hộ dân, hầu hết các hộ này thuộc diện không còn đất sản xuất trong thời gian tới. “Đường đê đi qua xẻ đôi đất của bà con, phần bên trong còn lại rất ít, có hộ không còn gì. Dù vậy, bà con vẫn thể hiện sự đồng tình và tính cộng đồng rất cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện phương châm “4 tại chỗ” cho đến khi bà con bị thiệt hại có được căn nhà để ở. Những hộ không có nhà ở đây nhưng đất bị ảnh hưởng, nếu muốn cất nhà vẫn được hỗ trợ đắp nền thành khoảnh”, ông Đức nói.
Bình luận (0)