Tôi có ý kiến: Mỗi người nên kiềm chế !

24/04/2015 08:09 GMT+7

Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Vô cảm và thiếu văn hóa đang lớn dần : Va quệt xe là đánh nhau đăng trên Thanh Niên ngày 23.4.

Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Vô cảm và thiếu văn hóa đang lớn dần: Va quệt xe là đánh nhau đăng trên Thanh Niên ngày 23.4.

Sao cứ phải đánh nhau giữa đường ?
Vì một chút đường đi mà lại gây ra cảnh rắc rối cho cả hai bên thì không đáng. Chậm một chút thì đã sao? Và rồi chẳng hay ho gì chuyện đánh nhau giữa đường. Theo tôi, nếu xảy ra chuyện, lực lượng CSGT cần xác định rõ ai sai ai đúng và nếu ai có hành vi xâm hại thân thể người khác thì cũng nên có biện pháp xử lý, không thể để chuyện kém văn hóa như vậy trở thành phổ biến được.
NGUYỄN VŨ (vu46@gmail.com)
Chứng tỏ điều gì ?
Nếu va quệt rồi đánh nhau giữa đường như vậy mà quan niệm là để chứng tỏ mình thì tôi chẳng biết là chứng tỏ điều gì? Bởi những hành vi ấy chỉ hạ thấp mình hơn mà thôi. Vì vậy, mỗi người cần kiềm chế khi xảy ra va quệt và nên xem đó là chuyện ngoài ý muốn, nếu suy nghĩ như vậy thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.
NGUYỄN THỊ HOÀI (ng_hoai69@gmail.com)
Gây hoảng hốt cho người đi đường
Không ít người bây giờ chạy xe trên đường phố cứ thích nhấn còi qua mặt, dù lúc ấy đường đông. Chưa kể nhiều thanh niên còn độ lại kèn xe bóp inh ỏi khiến nhiều người giật mình, rồi nẹt pô lạng lách, buộc mọi người phải dạt ra cho mình chạy. Nhưng điều đáng nói là nhiều khi lực lượng CSGT lại làm ngơ, không phạt những thanh niên này. Tại sao?
DŨNG (dungq12tphcm@yahoo.com)
Đã có bao nhiêu trường hợp chỉ vì giây phút thiếu kiềm chế mà dẫn đến hậu quả người chết, kẻ đi tù. Ý thức tham gia giao thông của nhiều người hiện nay xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Điều đáng buồn là những người này đều có học hành đàng hoàng, thậm chí học rất cao nhưng lại văn hóa lại kém.
Phạm Văn Hoàng (Sinh viên ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM)
Theo tôi, phần lớn là do giáo dục mà ra. Ngay từ nhỏ, rất nhiều trẻ em đã được dạy dỗ, khuyến khích tính bon chen, tranh giành, chú trọng đến lợi ích cá nhân nhiều hơn mà xem thường những chuẩn mực đạo đức khác. Dần dần tạo cho họ một nhận thức chỉ biết đến bản thân mình mà không để ý đến những người xung quanh. Trách nhiệm của gia đình, của xã hội là ở đây.
Nguyễn Hồng Vân (Q.1, TP.HCM)
AN PHONG - HẢI NAM (thực hiện)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.