* Ngô Hớn Thanh, Hóc Môn
Theo tôi chúng ta không nên bỏ ngày tết cổ truyền, vì đầy là những ngày vô cùng đặc biệt, đó là những ngày kỷ niệm mà cha ông ta đã từng bỏ nhiều xương máu để bảo vệ và xây dựng nên nước đại việt hôm nay, đồng thời nó luôn nhắc nhỡ chúng ta phải hết sức nhìn giữ bản sắc dân tộc hàng nghìn năm của cả một đất nước có chiều dài lịch sử về đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, còn về việc các ngày tết kéo dài theo tôi cũng không có gì ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế xã hội mà ngược lại đây là thời gian mà chúng ta có dịp nghỉ ngơi, nhìn lại quá trình lao động và cơ hội phát triển du lịch cho các bạn bè quốc tế và biết bao cơ hội phát triển khác kèm theo.
* lecongnghia, Vũng Tàu
Chúng tôi rât đồng tình với ý kiến của GS Võ Tòng Xuân về việc "ăn tết hội nhập". Hiện nay tết cổ truyền (AL) chúng ta đã làm rất lãng phí về thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, có không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng dịp tết tổ chức liên hoan, biếu xén để lấy lòng cấp trên và nó đã trở thành thông lệ cho những ngày tết AL. Những năm trở lại đây, vào những này cuối năm AL, người dân chúng ta đón Tết Tây không thua kém vì tết ta (AL), cũng có rượu bia nâng ly chúc mừng "HAPY NEW YEAR" và được nghỉ không thua kém gì Tết ta, như vậy tai sao ta không ăn tết hội nhập?
* Lê Lâm, Hà Nội
Tôi nghĩ, Tết là điều thiêng liêng của dân tộc VN, nhưng giữ gìn và phát huy những mặt ưu điểm của nó để hòa nhập với thế giới hiện nay cũng như tương lai là điều nên bàn, cân nhắc, để không còn cảnh no dồn đói góp, nghẽn tàu, tắc xe trong có mươi ngày, đó là chưa kể các thiệt hại do vỡ hợp đồng XK với nước ngoài, rồi người lao động xa quê phải nhịn ăn nhịn mặc, nhịn đủ thứ để dành đến Tết về quê ăn Tết, dù chịu cảnh cơm tù, dù sau Tết kéo cày trả nợ v.v...
Nên chăng, đưa Tết về dương lịch là chính, m lịch chỉ cần đêm giao thừa cúng lễ học tập Nhật Bản, cũng Á Đông giàu truyền thống. Tôi nghĩ, dám làm là được!
* Hồ Hữu Lộc, Q.7: Hội nhập kinh tế sao không hội nhập Tết?
Trong xu hướng toàn cầu hóa, muốn theo kịp các nước đang phát triển, chúng ta phải phấn đấu học hỏi và mạnh dạn chắc lọc cái hay của người khác. Tôi rất tán thành việc ăn Tết theo dương lịch vì theo tôi nghĩ, chúng ta đã quyết tâm hội nhập vào kinh tế thế giới thì cũng nên thay đổi tập quán ăn Tết thay vì theo người Trung Hoa ta ăn Tết hội nhập chung với thế giới.
Theo tôi nên nghiên cứu thêm những việc khác cần phải học tập để hội nhập nhằm nâng cao kiến thức, đời sống cho ngang tầm với các nước trong khu vực.
Xin cám ơn sự mạnh trong đề xuất của Giáo sư Võ Tòng Xuân - một đề xuất rất thực tế và rất thiết thực trong xu hướng phát triển.
* Nguyen Trong Nghia, TPHCM
Việc GS Võ Tòng Xuân khai bút ngày xuân đề nghị bỏ ngày Tết cổ truyền của dân tộc, theo tôi, làm như vậy là xóa bỏ đi nền văn hóa của dân tộc ta. Mỗi dân tộc có một ngày Tết riêng biệt, ngày tết ấy thể hiện bản chất văn hóa của một dân tộc. Tết cổ truyền của người VN chống ngoại xâm giữ gìn bờ cõi, Đảng ta coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu người VN bỏ mất bản sắc văn hóa dân tộc của mình thì ai là người giữ gìn? Vì vậy, ngày tết cổ truyền của người VN vẫn phải được bảo tồn, tôn trọng, nhưng quan trọng là tính cách tổ chức sao cho gọn, bỏ những phong tục rườm rà, không còn phù hợp là được.
* Lâm Thụy Hà - một lưu học sinh: Bỏ truyền thống đón tết nguyên đán là tự đánh mất mình
Tôi hiện là lưu học sinh. Đất nước chúng ta trong quá trình hội nhập, nhưng không có nghĩa cái gì chúng ta cũng lấy tiêu chuẩn và làm theo các nước có nền kinh tế phát triển khác. Nếu như vậy chúng ta chỉ na ná như họ và tôi chắc rằng chúng ta sẽ không bao giờ làm được như họ, rồi cuối cùng chúng ta cũng không biết chúng ta la ai, điều này thật nguy hiểm.
Trong quá trinh hội nhập cũng như phát triển kinh tế, mỗi quốc gia phải tự khẳng định mình thông qua viêc giữ gìn được bản sắc đặc trưng nhất của dân tộc mình. Theo tôi, Tết nguyên đán là lễ hội truyền thống và đậm chất văn hoá nhất trong tất cả các lễ hội khác hiện nay. Tuy nó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi vào Viêt Nam nó đã có nhưng thay đổi cho phù hợp với cuộc sống và cách nghĩ của người Việt. Sự khác nhau giữa Tết Trung Quốc và Tết Việt Nam từng được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu, xin không bàn ở đây.
Trong những ngày đón tết không phải tất cả mọi người đều bỏ bê công việc, mọi người tuỳ theo từng vị trí của mình vẫn có sự bố trí phù hợp, thế thì tết thực sự cũng không ảnh hưởng nhiều đến công việc chung.
Qua bài viết, giáo sư có chỉ ra một số bất lợi của đón tết nguyên đán, tôi xin đưa ra ý kiến của mình về những điều này:
1. Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài. Như đã nói ở trên, mỗi cá nhân, tổ chức, trước khi nghỉ tết đều đã có sự thu xếp phù hợp cho công việc giao thương, nên có thể thấy việc nghỉ tết hầu như không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
2. Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân - ụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm. Việc đón tết âm lịch có nguồn gốc từ các nước nông nghiệp - trồng lúa nước, nó diễn ra sau vụ thu - đông, là thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị cho vụ xuân- hè. Ở miền Bắc, vụ xuân - hè thường bắt đầu xuống đồng sau tiết lập xuân hoặc trươc Tết vài ngày. Viì vậy việc đón Tết không ảnh hưởng tới thời vụ.
3. Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành. Đón Tết cũng là thời gian nghỉ đông của sinh viên, học sinh. Theo tôi biết, các nước khác họ cũng có thời gian nghỉ đông, vì thế chúng ta cũng không có gì khác biệt.
4- Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng. Thực tế Tết là cơ hội kinh doanh lớn nhất trong năm, tất cả người buôn bán đều mong đợi, và với nền kinh tế hàng hoá thì việc khuyến khích tiêu dùng là điều cần thiết. Thêm nữa ông cha ta ngày xưa tuy cấm nghiêm ngặt việc bài bạc nhưng tết đến cũng cho phép chơi bài duới vài hình thức như: tổ tôm, tam cúc....
5. Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây. Theo tôi biết, hiện giờ nhiều nước phát triển họ chỉ làm việc 36 tiếng một tuần, tức là thời gian nghỉ ngơi nhiều, đồng nghĩa với việc khuyến khích tiêu dùng. Tất nhiên chúng ta chưa làm được như vậy nhưng có thể nói việc nghỉ Tết không phải là một sự lãng phí.
* Vo Anh Khoa, TPHCM
Đúng là chúng ta chưa thật sự tiết kiệm trong những ngày Tết Nguyên đán. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ truyền thống của dân tộc mình.
Làm sao có cái không khí ấm cúng bên bàn thờ tổ tiên ngày đầu xuân, bên nhánh mai vàng, bánh tét, câu đói... khi chúng ta ăn Tết vào ngày 1/1 dương linh - khi thời khắc chuyển giao của đất trời chưa thật sự đến?
* Sy Dat, TP.HCM: Tết cổ truyền - Một nét đẹp của văn hóa Việt Nam
Nhân dịp đấu năm mới ẤT DẬU 2005. Tôi chúc Ban Biên tập báo Thanh Niên và cùng toàn thể đọc giả báo Thanh Niên một năm mới dồi dáo sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Theo quan điểm tôi thì GS Võ Tòng Xuân mới chỉ dẫn chứng một số điểm gọi là "bất lợi" của việc ăn tết cổ truyền ở VN ta chứ chưa đề cập đến nhiều "lợi điểm" của tết cổ truyền. Riêng tối có một số ý như sau:
- Ăn tết cổ truyền là nét văn hoá đẹp và là truyền thống lâu đời có từ hàng ngàn năm của dân tộc ta. Là dịp để những người con xa xứ (những người dân tỉnh lẻ xa cha mẹ, xa gia đình và người thân ở tỉnh mưu sinh lập nghiệp ở các thành phố lớn và những người sống ở nước ngoài) được đoàn tụ với gia đình, người thân, để hâm nóng lại tình yêu thương huyết thống và tìm lại cội nguồn của mỗi con người chúng ta, là dịp để con cháu tỏ lòng tôn kính và hiếu thảo với cha, mẹ, ông bà...
- Tôi hiện là trí thức trẻ, nhưng xuất thân từ nông dân. Các thế hệ cha, ông của tôi cũng là nông dân. Nước ta đang còn là nước nông nghiệp (80% là nông dân), với nghề nông thì người nông dân quanh năm suốt tháng chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", họ đâu có khái niệm ngày chủ nhật là ngày nghỉ như công nhân, viên chức. Do đó dịp Tết cổ truyền là dịp để họ được nghỉ ngơi và nhìn lại những gì đã làm được và chưa làm được trong suốt 1 năm qua, nhằm để có kế hoạch thực hiện trong năm mới.
- Tết cổ truyền cũng là dịp để kích cầu, để phát triến (thương mại, du lịch và sản xuất...), tức là tốt cho nền kinh tế nước nhà.
- Trong những ngày nghỉ Tết vẫn cón một số nhà máy, công ty phải làm việc là điều dễ hiểu và tất yếu trong xã hội. Vì có một số ngành đặc thù phải làm việc liên tục 24/24 như khái thác dầu khí, viễn thông, điện lực, bộ đội... nên phải có những con người thay phiên làm việc trong những ngày tết là đều tất yếu. Dĩ nhiên bản thân những người này họ cũng rất khát khao được về đoàn tụ xum vầy cùng gia đình trong những ngày tết, nhưng chắc họ sẽ không còn buồn nhiều nếu nghĩ đến cảnh đồng nghiệp của mình được đoàn tụ bên người thân, và rồi cũng sẽ đến lượt họ...
- Thực tế tôi thấy các ngày nghỉ tết tuỳ theo đặc thù hoạt động kinh doanh của từng đơn vi, các đơn vị có phân công người trực cơ quan (cả lãnh đạo cũng phải trực) để giải quyết công việc đột xuất trong mấy ngày tết. Nên tôi không đồng tình với quan điểm của GS là nghĩ tết cổ truyền là bỏ mất cơ hội kinh doanh.
* Nguyễn Tấn Cường
Theo tôi, việc duy trì những ngày Tết cổ truyền là cần thiết. Tuy thời gian có kéo dài, gây cảm giác là lãng phí nhưng thực chất nó rất cần thiết và phù hợp:
- Đây là phong tục cổ truyền.
- Hiện nay có rất nhiều người ở niền Bắc và niền Nam lập nghiệp cần về thăm quê. Thời gian đi tàu xe đã hơn 3 ngày cho cả đi lẫn về.
- Đây là thời gian nghỉ ngơi cần có để giảm căng thẳng trong công việc.
- Cũng thích hợp với phong tục của thế giới: Hiện nay trên thế giới đang có phong trào đề nghị tuần chỉ làm việc 4 ngày.
- Đây là dịp để thu hút khách du lịch do lệch với các ngày lễ của Phương Tây.
Từ đó, tôi đề nghị vẫn duy trì các ngày Tết như truyền thống. Bên cạnh đó có thể quy định tất các các cửa hàng buôn bán phải nghỉ hoạt động trong 3 ngày Tết trừ các cửa hàng phục vụ Tết để thêm không khí Tết.
* Vân Nguyễn
Tôi nghĩ rằng không nên bỏ Tết âm lịch, nhưng cũng nên cải tiến cách ăn tết sao cho gọn nhẹ, đơn giản, đỡ tốn kém hơn. Nếu chúng ta chỉ nghỉ tết 3 ngày mồng 1, 2, 3 thôi thì vẫn giữ được nét cổ truyền trong văn hóa Việt, lại còn giảm thiểu được những lãng phí không cần thiết...
* Sĩ Danh Quốc Hưng, Hà Nội: Đừng đánh mất bản sắc dân tộc
Hãy nhìn qua các nước Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc xem họ giữ gìn truyển thống văn hóa như thế nào. Hãy nhìn hàng triệu Kiều bào ở ngàn vạn dặm xa xôi mỗi dịp Tết đến đều hướng về Tổ quốc và mong được về quê hương để tìm lại cái Tết thuần Việt! Nên nhớ rằng những thứ mà giáo sư đang muốn thay đổi đều là những thứ để phân biệt đâu là Việt Nam đâu là Á là u...
* Phan Thúy Vân, TPHCM
Tết Nguyên đán là 1 tập tục rất lâu đời không chỉ của riêng Việt Nam ta. Thiết nghĩ nếu bỏ Tết âm lịch, ăn Tết dương lịch như các nước Phương Tây liệu Việt Nam ta có chấp nhận được việc nghỉ tết và noel 2 tuần lễ như họ không? Ở Việt Nam chỉ 1 vài khu vực còn thói quan liêu bao cấp chúng ta không nói đến, hầu hết các công ty cả trong và ngoài nước đều chạy theo nền kinh tế thị trường việc ăn tết kéo dài lê thê là tuyệt đối không có. Chỉ vì thời gian an tết lê thê của một thiểu số mà bãi bỏ tập tục lâu đời là 1 việc làm tuyệt đối không nên. Đừng bao giờ ra một quyết định rồi lại thu hồi lại sẽ làm mất đi tính quyết định của các quyết định sau này.
* Mai
Tôi thật sự không đồng tình với việc "tây hóa" tết Việt. Mỗi nước có một nét văn hóa riêng biệt, và cái Tết là dịp để biểu hiện cái riêng này. Nếu chúng ta cũng ăn tết dương lịch như bao nhiêu nước Tây u khác, thì thật sự nền văn hóa và nét riêng của Việt Nam đã bị mai một rất nhiều, nếu không nói là không còn nữa. Có lẽ ông GS đã noi theo gương của Nhật Bản, không còn giữ Tết cổ truyền mà ăn tết dương lịch, với bằng chứng là họ vẫn tiến bộ vượt bậc mà không cần Tết cổ truyền.
Nhưng ông GS chắc cũng quên nói đến Hàn Quốc, Trung Quốc, họ vẫn ăn Tết của họ đấy chứ, nhưng họ cũng đâu có lạc hậu tí nào đâu. Chúng ta chỉ có 4 ngày nghỉ Tết, như vậy là cũng không quá lê thê, so với Nhật Bản mặc dù ăn Tết tây, nhưng họ nghỉ đến 7 ngày (từ 29/12-4/1), như vậy tết của ai lê thê hơn? Nói tóm lại, tôi luôn mong muốn chúng ta hãy giữ lại nét văn hóa của riêng mình, đừng hấp tấp "Tây hóa", để rồi mãi sau này lại tiếc nuối khi có người hỏi "Sao bạn không giữ Tết cổ truyền?" như người Nhật hiện tại.
* Le Thu
Theo tôi, chúng ta nên mạnh dạn bỏ Tết cổ truyền. Chỉ nên nghỉ một ngày như ngày lễ bình thường. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân. Ngoài ra tôi cũng xin đưa ra thêm một số lý do sau:
- Mỗi năm đến ngày Tết là vật giá tăng cao. Chính vì lợi dụng dịp Tết mà thương nhân đẩy giá hàng hóa, thực phẩm lên. Đây là lý do gây ra nạn lạm phát.
- Những ngày nghỉ Tết lê thê, ăn nhậu, chơi bời, cờ bạc đều là tệ nạn cần giảm bớt. Xét về mặt kinh tế, chúng ta mất đi một số lượng lớn sản lượng quốc gia vì cả nước tập trung vào việc đón Tết và ăn Tết. Thử nghĩ nếu chúng ta chỉ nghỉ có một ngày, rồi làm việc trở lại. Sản phẩm làm ra sẽ góp phần làm giàu xứ sở.
- Ngày tết thực ra không phải của ta mà là của Tàu. Chúng ta hãy mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thực đó mà can đảm bắt chước người Nhật, bỏ đi cái tập tục cố hữu này. Rất khó, nhưng chúng ta có thể làm được. Cái hại nhỏ nhoi nhưng cái lợi to tát. Ngày nay đâu có bao nhiêu dân tộc trên thế giới nghỉ Tết ôm đồm như ta.
* N.Q.T
Đôi khi giá trị văn hóa không thể đem so sánh vớ hiệu quả kinh tế. Dân tộc Việt có được bản sắc riêng cũng là biết chọn lựa và biến những nét đẹp của văn hóa ngoại lai thành những nét đặc trưng của mình. Trước đây tôi cũng nghĩ hay là chỉ nên ăn theo tết tây mà bỏ tết ta. Những nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy vấn đề hoàn toàn không đơn giản chút nào. Cái Tết của mình chỉ là Tết khi nó đi kèm với gió xuân, nắng xuân, khí trời xuân, gốc đào, cành mai... (yếu tố thời tiết khí hậu, tự nhiên...). Do vậy dời thời điểm ăn Tết, tôi e rằng những yếu tố tự nhiên ấy mất đi đến một lúc nào đó chúng ta sẽ có một cái tết rất vô duyên và đầy tính chất thưong mại (như mùa Noel và Tết tây ở Singapore). Vấn đề bản sắc văn hóa chính là nằm ở điểm này. Và thử hỏi, khi đã không còn bản sắc văn hóa, hiệu quả kinh tế có giúp người ta nhận ra được dân tộc Việt Nam?
* Đỗ Minh Hạnh (Hà Nội)
Tôi đã đọc bài của Giáo sư Võ Tòng Xuân đăng trên Thanhnien Online và tôi rất ngạc nhiên về cách đặt vấn đề quá "mới" về hướng đi hội nhập này. Tuy nhiên tôi thiết nghĩ rằng đã là văn hóa thì vấn đề thay đổi cần xem xét một cách thận trọng, đó là chúng ta chúng nói đến các vấn đề tâm linh khác...
Giả thiết rằng chúng ta sẽ bỏ Tết âm lịch qua ăn Tết dương lịch thì chúng ta sẽ làm gì trong các ngày đó, ý nghĩa như thế nào, chúng ta sẽ đi lễ nhà thờ và cầu kinh chăng? Vậy với số lượng dân số theo đạo Phật là chính chúng ta sẽ đi lễ chùa vào thời khắc nào của năm mới để cầu chúc những điều tốt lành và ai sẽ là người ra quyết định bãi bỏ tết âm lịch, có hợp lòng dân không?
Tôi rất ngưỡng mộ Giáo sư Võ Tòng Xuân tuy nhiên các đổi mới để hội nhập như vậy không giúp nhiều cho đất nước mà có khi còn làm mất một nét riêng trong dịp lễ cổ truyền của dân tộc, nét đẹp văn hóa mà không phải dân tộc nào cũng có được.
Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng nên biết rằng vừa qua Trung Quốc đã soán ngôi vị trí số 1 của Mỹ về sức tiêu dùng, và mức tăng trưởng luôn ở mức cao nhất thế giới và Trung Quốc những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều ngày lễ cho phép nghỉ kéo dài, ngoài tết âm lịch, Trung Quốc còn ngày Tết Lao động kéo dài 1 tuần mà Trung Quốc gọi là "Tuần lễ Vàng" và cả trong dịp Quốc khánh họ cũng nghỉ thời gian lâu hơn Việt Nam trong khi đó chúng ta tuy Sài Gòn được giải phóng vào ngày 30/4, chúng ta cũng chỉ được nghỉ đúng 2 ngày.
Tôi hi vọng với việc đưa ra thông tin của Trung Quốc này để nói rằng, việc nghỉ Tết âm lịch không làm ảnh hưởng quá mạnh đến nền kinh tế đến mức phải thay đổi nét văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc. Còn việc có ảnh hưởng không, chắc chắn chúng ta phải làm một nghiên cứu cụ thể hơn nữa mới có thể quyết định được. Và tôi thiết nghĩ chúng ta có hội nhập cũng phải rất "văn hóa".
* Nguyễn Thiện Cảnh (Bình Dương)
Kính thưa Giáo sư, cháu có đọc bài viết của Bác đăng trên báo Thanh niên vừa qua. Mặc dù cháu cảm thấy những trăn trở của Bác rất chí lý. Tuy nhiên cháu cũng xin bày tỏ một vài ý kiến của cháu về vấn đề này.
Trong bài viết của Bác, nội dung chủ yếu mà Bác đưa ra là sự lãng phí về thời gian và sự đánh mất giá trị vật chất trong quá trình hội nhập kinh tế. Nhưng trong thực tế sự nhận xét này cháu nghĩ chưa hoàn toàn chính xác. Ngày nay một nước được gọi là phát triển thì ngành dịch vụ nó giữ vai trò quan trọng và nông nghiệp chỉ là thứ yếu. Dịch vụ bao hàm nhiều ngành và lĩnh vực hỗ trợ và tác động lẫn nhau. Những lĩnh vực này mang lại công ăn việc làm cho hàng tỷ lao động không chỉ ở Việt Nam và thế giới. Từ những lợi ích đó mà nhiều nước đã tìm mọi cách để thúc đẩy nền dịch vụ phát triển. Một trong những ngành dịch vụ mà nhiều nước quan tâm là thúc đẩy phát triển du lịch (công nghiệp không khói). Để thúc đẩy du lịch các nước đã tìm mọi cách xây dựng nhiều chương trình và lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước mình trên thế giới để thu hút lượng khách quốc tế. Riêng tại Việt Nam, Tết là thời gian mà bà con xa quê có dịp về thăm tổ quốc và là thời gian du khách phương tây tìm một nơi ấm áp để nghỉ đông. Thời gian này đặc biệt quan trọng để thúc đẩy và quảng bá du lịch cho nước nhà và Tết là lễ hội đặc biệt quan trọng để du khách tham quan tìm hiểu phong tục tập quán Việt Nam. Giá trị kinh tế mà Tết mang lại là rất lớn nó không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà là giá trị vật chất không chỉ cho hiện tại mà trong cả tương lai. Bỏ đi ngày Tết là bỏ đi cả thương hiệu mà cha ông ta đã xây dựng trong hàng ngàn năm qua mà không phải nước nào cũng có được
* L.Huy
Là một độc giả trung thành của Thanhnien Online, sau khi đọc bài viết của giáo sư Võ Tòng Xuân và các ý kiến phản hồi khác, tôi cũng xin thêm một số ý kiến không đồng tình với cách nhìn của GS.
Việc đầu tiên cần phải nói rõ là tổng cộng ngày nghỉ Tết DL và AL là không quá 6 ngày làm việc, tức là nghỉ khoảng 1 tuần . Năm nay Tết rơi vào giữa tuần nên có vẻ hơi dài. Vì vậy, tôi nghĩ GS đã hơi quá lời khi nói đến 3-4 tuần nghỉ Tết. Tôi nhớ rằng năm kia nước Trung Quốc láng giềng đã rất thành công khi cho nghỉ mấy ngày liền (chẳng phải Tết gì cả) để kích cầu. TQ là nước mà GS đã đề cập đến như một ví dụ cho sự lãng phí. Thiết nghĩ ta xem xét lại kỹ hơn về quan điểm này.
Vấn đề thứ hai tôi xin mạo muội nhắc lại là giá trị tinh thần. Bản thân tôi đã từng sống ở nước ngoài trong một thời gian dài, đã về nước làm việc triền miên đến nỗi ngày Quốc khánh cũng phải làm việc - vì đối tác nước ngoài nqười ta không nghỉ mà... Tuy nhiên với tôi ngày 30, mồng một Tết quây quần với anh chị em, cha mẹ nhà nội/ ngoại quả là vô giá và không thể đổi được. Vậy ta có nên nghĩ Tết là điều gì đó cổ hủ, lạc hậu cần xóa bỏ không?
Tôi mạo muội đề nghị GS tìm hiểu thêm một chút về một số nước phát triển hơn Việt Nam như nước Mỹ xa xôi (họ nghỉ lễ vào đầu tháng 1, cuối tháng 5, đầu tháng 7, cuối tháng 9, cuối tháng 11, cuối tháng 12 - đếm ra tôi chắc là nhiều hơn Việt Nam nhiều) và nước Malaysia láng giềng (họ cũng nghĩ lễ nhiều lắm).
Cuối cùng, xin cảm ơn GS và những bạn đọc khác đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình để mọi người cùng tham khảo. Chúc năm mới thành công - gia đình hạnh phúc vui vẻ - công danh thành đạt - đóng góp nhiều hơn cho xã hội/ đất nước.
* Nguyễn Minh Khôi (Tân Phú, Đồng Nai)
Thực ra tết cổ truyền không biết tồn tại và phát sinh từ thời nào, đến thời đại chúng ta thì cứ thế mà tiếp bước cha ông, có mấy ai để ý và tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại phải như thế. Lo làm quần quật cả năm trời, dành dụm được chút đỉnh để tiêu xài ba ngày tết. Không những thế có những gia đình phá sản, tan vỡ trong dịp tết này, tất nhiên chúng ta cũng không nên vơ hết về một phía như thế mà cũng phải thừa nhận rằng ngày tết thì anh em lo đi làm ăn mãi đâu cũng ráng tranh thủ về hội ngộ cùng gia đình. Nếu chúng ta không ăn tết cổ truyền nữa thì khó có ngày nào mà gia đình được tề tụ đông đủ, vì nhịp sống ngày nay không cho phép như thế.
Ý kiến riêng của bản thân tôi là thế, nhưng dù sao tôi cũng vẫn ủng hộ bằng cách nào đó giảm đi được những ngày ăn chơi, lắm lúc đến vô bổ.
Trân trọng
* Doan Ngoc Dai Chi, TPHCM
Đọc bài báo của Giáo sư trên báo tôi rất đồng tình với vị Giáo sư trên. Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời gian là vàng bạc, vậy tại sao chúng ta dùng rất nhiều thời gian vào những việc không có ích. Chúng ta hãy thử xem các nước trên thế giới họ có làm như ta không. Theo tôi nên bỏ tết âm lịch để có nhiều thời gian hơn trong công tác sản xuất. Để đất nước ngày một phồn vinh hơn.
* Tran Trong Tuan
Sau khi đọc qua bài viết của GS Võ Tòng Xuân, tôi nhận thấy rằng ông ấy đã đưa ra một ý tưởng hay và một số dẫn chứng dễ thuyết phục người đọc nhưng tôi vẫn thấy rằng thật là khô khan và vô nghĩa nếu chúng ta không tiếp tục duy trì Tết cổ truyền, bởi vì Tết cổ truyền gắn liền với bánh chưng, bánh tét và tục lệ xông đất cho một năm mới thuận lợi và an lành.
Đất nước chúng ta có hơn 80 triệu dân, song số lượng công nhân viên chức làm việc trong công sở chỉ là con số nhỏ, không thể lấy những vấn đề của họ để thay đổi một tục lệ lâu đời và thiêng liêng của cả một dân tộc.
Đó là quan điểm của tôi, và tôi nghĩ chúng ta hãy giữ lại những nét văn hóa truyền thống lâu đời đã trở thành bản sắc của một dân tộc.
* Ho Tri (Lâm Đồng)
Tại sao các nước có truyền thống ăn Tết nguyên đán lâu đời như Nhật Bản bỏ được tục lệ ăn Tết âm lịch mà ta lại không bỏ được? Tết theo dương lịch hay âm lịch dù sao cũng chỉ là quy ước mà thôi. Nếu theo dương lịch và đồng thời để thực hiện các tục lệ đã có từ lâu đời, dịp Tết chỉ nên diễn ra trong 2 ngày để thực hiện các nghi thức cúng bái tổ tiên, ông bà hoặc về thăm người thân lâu ngày không gặp. Ngày 31/12 dương lịch dọn dẹp nhà cửa, cơ quan, đi dọn mộ ông bà, cha mẹ; ngày 1/1 đi thăm viếng gia đình, nơi thờ tự, sau đó vui chơi, giải trí chào mừng năm mới để rồi hôm sau, ngày 2/1, bắt tay ngay vào công việc.
* P.T.Son
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, việc này tôi cũng đã nghĩ từ rất lâu rồi, nhưng không có điều kiện để nói ra. Nước ta là mtộ nước còn nghèo nhưng thời gian nghỉ các loại tết quá dài (mà Tết âm lịch không phải chỉ có 4 ngày mà trước đó cả tháng mọi người đã lo chuẩn bị tết và sau tết việc nghỉ ngơi cũng còn kéo dài tới hết tháng 2 âm lịch). Như chúng ta đã biết hiện mỗi tuần chúng ta đã phaả nghỉ 2 ngày thứ 7và chủ nhật nếu nghỉ thêm 2 lần tết nữa thì thật là lãng phí, là một doanh nghiệp tôi quá hiểu về điều này rồi. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta muốn đuổi kịp được với thế giới thì chúng ta phài làm thật nhiều vì vậy việc chuyển qua nghỉ Tết dương lịch là một ý kiến rất hay. Các phong tục tập quán đẹp đẽ của Tết dương lịch có thể chuyển qua Tết dương lịch với những hình thức mới (thậm chí hoa đào hoa mai chúng ta cũng có cách cho nở vào thời gian này), tại sao không nhỉ!
* Nguyễn Thanh Cường, Hà Nội
Tôi đồng ý với ý kiến của GS Võ Tòng Xuân nên bỏ Tết cổ truyền dân tộc. Thực ra chúng ta đã ăn Tết theo Trung Quốc. Sẽ chẳng có gì gọi là dân tộc khi ta dùng văn hóa nước khác. Điều đó là yếu đi sức mạnh của một dân tộc. Những người giữ nó là những người bảo thủ, muốn giữ nếp cũ, thấy cái lợi vui vẻ nhỏ mà không nhìn thấy cái lợi lớn.
Một dân tộc không thể hùng mạnh khi bị pha trộn vào nền văn hóa nước khác. Chúng ta phải kiên quyết thoát ra khỏi cái áo choàng của văn hóa Trung Quốc. Vì nếu không thế giới sẽ chẳng biết đến dân tộc Việt Nam. Nếu văn hóa của chúng ta đã bị chìm trong nền văn hóa Trung Quốc, chúng ta phải chọn lọc ra những gì riêng của chúng ta và biết rũ bỏ những cái không phải là của chúng ta ra khỏi nền văn hóa dân tộc. Chúng ta phải biết giữ những cái gì thực sự là của dân tộc ta, những gì không phải thì kiên quyết cho ra khỏi kho tàng văn hóa. Nếu chúng ta không tạo được một bản sắc riêng biệt khác hẳn thì sẽ nguy.
Chúng ta phải mạnh dạn dứt bỏ ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai, tự lực tự cường xây dựng cho mình một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt. Những gì không thể làm được chúng ta hòa nhập với thế giới hiện đại còn hơn là bám vào một nền văn hóa không thực sự là của chúng ta. Ngay cả nước Nhật họ cũng bỏ ngày Tết cũ (Tết âm lịch) để ăn Tết dương lịch. Rồi mọi người sẽ quen dần giống như bỏ đốt pháo ngày Tết vậy.
Đúng là Tết tạo nên nhu cầu tiêu dùng lớn. Tuy nhiên Tết âm lịch hay dương lịch không có gì quan trọng. Chúng ta đừng nghĩ Tết âm lịch là vui vẻ và ấm cúng hơn Tết dương lịch. Nếu chúng ta ăn Tết dương lịch thì không khí cũng vui vẻ và ấm cúng như vậy thôi. Vào Tết dương lịch chúng ta vẫn có thể thăm họ hàng, cúng tổ tiên, đi chơi đây đó.
Những người xa quê hương thì cũng muốn giữ để có cái mà hoài niệm. Nhưng họ hoàn toàn có thể thấy được tất cả (bánh chưng, bánh dày, cúng bái tổ tiên, vãng cảnh xuân...) ngay cả khi chúng ta ăn Tết dương lịch. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải kiên quyết thoát khỏi cái bóng văn hóa ngoại lai, xây dựng một nét văn hóa mới với những tinh hoa chắt lọc riêng biệt của mình, còn lại là hòa nhập chung vào cộng đồng toàn thế giới (chứ không hòa nhập vào văn hóa của một quốc gia nào).
Bạn đọc nào quan tâm đến vấn đề này có thể bấm vào đây để đóng góp ý kiến của mình.
TNO
Bình luận (0)