Ở quê, vào mùa lụt, nước dâng cao, cả làng trở thành ốc đảo, chia cắt với mọi nơi, kể cả chợ, thế là ba và mấy anh em ra đồng giăng lưới bắt cá. Cánh đồng mùa lũ không ai trồng trọt gì, nước ngập trắng xóa. Cá từ sông, ao hồ theo dòng nước lũ tràn về, trú ngụ ở đồng nhiều bởi nước trong đồng lặng, không chảy xiết. Nhờ vậy mà mấy cha con chèo ghe thả lưới chừng một giờ đồng hồ đã được một mớ cá tươi.
Cá mang về, má đánh vảy, rửa sạch, ướp gia vị, ớt và tiêu thiệt nhiều. Trong vườn, mùa lũ chẳng có rau, chỉ cây nghệ là còn lá, má cắt mấy lá non, xắt nhỏ bỏ vào cá kho chung. “Kho cá đồng phải khéo, nếu không sẽ rất tanh, khó ăn”, má bảo. Việc má cho tiêu, ớt vào cùng lá nghệ cũng là cách để triệt mùi tanh của cá. Kho cá rim rim, đến khi gần cạn nước thì tắt bếp. Trong tiết trời se lạnh, và miếng cơm nóng hổi, thêm ít cá đồng cay cay cộng với vị nồng, thơm lừng của lá nghệ. Ăn xong bữa cơm, hơi nóng còn lan trên cổ, cơ thể ấm áp, cái lạnh như tan biến.
|
Ở TP.HCM, rất khó để tìm được cá đồng, phải lặn lội mấy chợ nhỏ ở ngoại thành hay may mắn lắm mới tình cờ gặp được người nông dân nào đó mang bán dạo. Mua cá đồng đã khó, tìm ra lá nghệ non càng khó hơn.
Và rồi, một ngày mưa, khi đi làm về, thấy má hiện diện trong nhà. Thoang thoảng trong không khí có mùi cá đồng kho lá nghệ. Cá đem ở quê ra...
Huỳnh Trần Thảo My
>> Cá heo kho tiêu
>> Cá linh kho lạt
>> Cá thửng kho niêu
>> Cá trích
Bình luận (0)