Người tâm thần lái xe, trách nhiệm của ai ?

01/06/2019 06:44 GMT+7

Tôi đã nghe râm ran đâu đó, khám sức khỏ e (KSK) để học, dự thi sát hạch giấy phép lái xe là “siêu tốc”, đơn giản.

Quả thực, khi trải nghiệm KSK lái xe tại 3 cơ sở, có thể nói, tôi “choáng” với tốc độ khám nhanh ở bệnh viện (BV) Q.10, Q.Tân Bình (TP.HCM) và Phòng khám đa khoa Sài Gòn (cơ sở 2). Khám nhanh, đơn giản, thuận tiện cho một số người nhưng là mầm mống tai họa cho xã hội.
KSK lái xe là khám dịch vụ chứ không phải khám bảo hiểm. Lẽ ra, bác sĩ (BS) phải thể hiện hết trách nhiệm của mình với người khám - người có thể sắp tới lái xe và nắm trong tay sinh mạng của họ, của người khác, đó là: khám và tư vấn kỹ nhằm sàng lọc, tránh bỏ sót một hoặc nhiều loại bệnh mà người điều khiển phương tiện mắc phải hoặc bị cấm lái xe. Đó cũng là thể hiện trách nhiệm của BS với cộng đồng, ngăn chặn những người không đủ điều kiện lái xe gây tai nạn. Đằng này, có BS tranh thủ khám 20 giây xong rồi... bấm điện thoại. Có BS không hỏi người khám câu gì chỉ giơ tay ra hiệu... há miệng. Có BS khám tim mà đè ống nghe lên dây đeo giỏ xách người bệnh để nghe tim...
Bất ngờ nhất là trong những ngày đi KSK lái xe, tôi bàng hoàng vì không chỉ một BS khám nhiều chuyên khoa mà các cơ sở không hề khám tâm thần. Không thể tưởng tượng được rằng các BS có thể “khám khống”, “ký khống” về tình trạng sức khỏe “tâm thần” của người khám mà có thể trong tương lai, sẽ là người điều khiển ô tô - “nguồn nguy hiểm cao độ” (theo khái niệm pháp luật) trên đường.
Hậu quả là những câu chuyện “xe điên” gây tai nạn, sau đó trình giấy đang điều trị “bệnh tâm thần” không còn là chuyện hiếm gặp.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.