Sở dĩ các nhà mạng phải đưa ra thông báo trên vì một lượng lớn chủ thuê bao đổ xô đi bổ sung thông tin do sợ bị cắt liên lạc sau “giờ G” ngày 24.4.
Đây là hậu quả của việc không chỉ người dùng để “nước đến chân mới nhảy”, mà còn là do các nhà mạng tổ chức thiếu chuyên nghiệp. Thực tế, Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24.4.2017 và các nhà mạng có 12 tháng để rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định. Với 12 tháng là quá đủ để các nhà mạng có một kế hoạch với lộ trình hợp lý, tránh ùn ứ. Thế nhưng, chỉ khoảng 1 tháng trước thì các nhà mạng mới cấp tập nhắn tin hối thúc khách hàng. Và chỉ đến khi truyền thông lên tiếng thì nhiều khách hàng mới “sực nhớ” phải đi đăng ký hình chân dung “chính chủ”.
tin liên quan
34 triệu khách hàng chưa nộp hình chân dungKhông những vậy, các nhà mạng cũng khá loay hoay trong việc công bố thông tin, khiến nhiều người chưa nhận tin nhắn thông báo thì lo ngại do nghe các thông tin truyền miệng. Tại sao nhà mạng từ đầu không công bố chi tiết rõ ràng hơn như việc bổ sung chia thành các đợt, nhóm nào trước, nhóm nào sau, thuê bao trả trước hạn chót khi nào, thuê bao trả sau thì thế nào, ai nhận tin nhắn thì mới đi đăng ký… Bởi thiếu sự thông tin cụ thể rõ ràng, kết quả là nhà mạng phải “theo đuôi” thông tin truyền miệng, khi dư luận rộ lên thắc mắc gì thì mới trả lời thắc mắc đó, trong khi mọi vấn đề cần giải đáp đều rất cơ bản và cần đặt ra từ đầu.
Cũng không thể đổ lỗi là thiếu kinh nghiệm, vì ngành viễn thông VN cách đây chưa lâu đã phải thay đổi mã vùng điện thoại của các tỉnh thành và đã được thực hiện khá suôn sẻ. Bản thân các nhà mạng di động cũng từng tiến hành việc đăng ký danh tính thuê bao để xử lý vấn đề sim “rác”.
Thế nhưng, việc thi hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP có ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục triệu khách hàng thì lại được các nhà mạng tiến hành một cách thiếu chuyên nghiệp, gây phiền toái cho khách hàng.
Bình luận (0)