- Hình ảnh cây lúa, hạt gạo Việt Nam trong chương trình khai mạc sẽ được khái quát với không gian văn hóa trải dài từ Bắc, Trung, Nam; từ lúa rẫy, ruộng bậc thang đến cây lúa nước; từ văn minh sông Hồng đến dải đất miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ.
Do chương trình nghệ thuật được xác định mang tầm vóc của quốc gia và trọng tâm hướng về cây lúa nên hình ảnh cây lúa và người nông dân sẽ là chủ đề thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình.
Còn hình tượng người nông dân trong sản xuất lúa gạo, trong sinh hoạt đời thường không chỉ được thể hiện bằng lời ca hay câu hò, điệu múa trong đêm khai mạc mà được khắc họa, tôn vinh qua hội thi “Duyên dáng áo bà ba” khai mạc vào đêm 29-11.
Đây là cuộc thi vừa cho nhà thiết kế thông qua bộ sưu tập áo bà ba “thời kỳ khởi thủy”, “thời kỳ hiện nay - cách tân”, “phác thảo áo bà ba”, vừa cho người mặc áo bà ba duyên dáng. Tôn vinh áo bà ba, tôn vinh cây lúa nước cũng chính là tôn vinh người trồng lúa, người nông dân tạo nên lương thực chính yếu của đời sống xã hội.
Mở 3 tour du lịch phục vụ ngày hội lúa gạo Ngày 27-11, ông Nguyễn Văn Hoàng - giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hậu Giang - cho biết để phục vụ Festival lúa gạo Việt Nam (diễn ra tại thị xã Vị Thanh từ 28-11 đến 2-12), trung tâm đã mở thêm ba tour du lịch mới phục vụ khách tham quan, du lịch, gồm: tour Vị Thanh - chợ nổi Ngã Bảy - lung Ngọc Hoàng - căn cứ Tỉnh ủy - khu du lịch sinh thái Tây Đô; tour Vị Thanh - rẫy khóm Ba Đình - khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch; tour Vị Thanh - rẫy khóm Cầu Đúc và ăn nghỉ tại nhà dân với các món ăn đặc trưng Nam bộ nếu khách có nhu cầu. Giám đốc Đài PT-TH Hậu Giang Nguyễn Văn Tuấn cũng cho biết Đài PT-TH Hậu Giang vừa phát hành 3.000 đĩa CD, DVD với các tên gọi: Ngẫu hứng đêm Xà No, Đàn sáo Hậu Giang, Miền nhớ với nhiều bài vọng cổ và tân nhạc đặc sắc. Toàn bộ 3.000 đĩa CD, DVD trên sẽ được dành tặng khách tham quan nhân dịp Festival lúa gạo Việt Nam. |
* Hình ảnh cây lúa, hạt gạo được trải dài từ Bắc, Trung, Nam. Vậy sự giao thoa, gắn kết văn hóa, con người ba miền được thể hiện ra sao qua các tiết mục nghệ thuật?
- Sự giao thoa, gắn kết văn hóa, con người ba miền sẽ được thể hiện vừa tổng hợp vừa khái quát, đồng thời vừa có nét đặc thù của ba miền suốt chiều dài lịch sử văn minh lúa nước.
* Ông có thể nói cụ thể hơn?
- Mở đầu sẽ là hoạt cảnh ca múa Huyền sử u Lạc với phần múa hát rồng tiên thể hiện truyền thuyết con rồng cháu tiên qua hình tượng một trăm người con trai, con gái xuất hiện trên sân khấu từ 100 hạt lúa cùng một nhánh như những cái trứng nở ra. Họ cầm trên tay những nhánh lúa trĩu bông thể hiện hình ảnh con người Việt Nam thời lập quốc.
Tiếp theo là phần sân khấu hóa lễ hạ điền thời xưa, với nghi thức nhà vua cúng tế trời đất, thánh thần, thổ trạch, cầu cho quốc thái dân an và nông dân sản xuất được mùa. Kế đến là các tiết mục Ngày mùa, ngợi ca người trồng lúa qua Tía em, má em, Hát về cây lúa hôm nay mang đậm dấu ấn nông thôn Bắc bộ.
Phần hiệu ứng pháo hoa nghệ thuật sau đó sẽ tạo nên dòng thác những hạt gạo trong ngần từ trên cao rơi xuống như báu vật trời ban cho những người nông dân cần cù, hiền lành, chân chất, những con người đã cùng chung sức chống đỡ thiên tai, đắp đê giữ điều, chinh phục thiên nhiên.
m vang miền Trung tiếp tục kết nối chương trình qua điệu hò giã gạo. Rồi mọi thứ trở nên lắng đọng hơn với Tiếng vọng miền Trung thể hiện những nhọc nhằn, khổ ải và cả quyết tâm của người dân nơi dải đất miền Trung ruột thịt.
Khi hướng về miền Nam, chúng tôi thể hiện ca cảnh Miền nhớ tái hiện chợ nổi, cuộc chơi đờn ca tài tử của những chàng trai, cô gái thương hồ miền sông nước đầy chất lãng mạn, hào phóng và trọng nghĩa khí qua Tình anh bán chiếu, Miền nhớ. Hai bài này cùng với hoạt cảnh sân khấu sẽ tạo nên sự đậm đặc, sâu lắng, thể hiện nét sinh hoạt của người nông dân Nam bộ sau ngày mùa.
Phần kết là tiết mục Đồng lúa reo và hợp xướng Hạt ngọc Việt với tiết tấu sôi động nhằm tôn vinh lịch sử hàng ngàn năm u Lạc, tôn vinh những người nông dân “một nắng hai sương” khắp ba miền đã tạo nên hạt ngọc: thành quả và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Theo Thanh Xuân / Tuổi Trẻ
Bình luận (0)