Thông tin trên được ông Lê Huỳnh Minh Tú - Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ do Sở Công thương TP.HCM tổ chức chiều nay 11.2.
Theo đó, gần 1.900 văn phòng đại diện đến từ 79 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, sử dụng lực lượng lao động người Việt thường xuyên khá lớn là hơn 10.000 người và 2.000 người từ nước ngoài.
Buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ do Sở Công thương TP.HCM tổ chức chiều nay 11.2 |
NG.NGA |
Theo Sở Công thương, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực bán lẻ vào Việt Nam tăng mạnh với 459 giấy phép kinh doanh bán lẻ không lập cơ sở được cấp, 170 giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trong đó có các chuỗi siêu thị lớn nước ngoài như MM Mega, BigC, EB, Aeon, Coo.Extra; chuỗi bán lẻ cao cấp như Amore Pacific, Watson, Uniqlo, Adidas, Shiseido, LG Vina, TBS… 20 giấy phép dịch vụ thương mại điện tử như Lazada, Sendo, Traveloka, Samsung, Heneiken, Shopback…
Ông Minh Tú lưu ý, có nhiều tập đoàn nước ngoài sau thời gian lập văn phòng đại diện tìm hiểu thị trường, đã lập công ty con, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục duy trì văn phòng đại diện. “Điều này cho thấy, các tập đoàn nước ngoài vẫn muốn giữ văn phòng đại diện như hình thức theo dõi, quan sát thị trường, bên cạnh đó có thể hỗ trợ quản lý công ty con hiệu quả hơn”, ông Tú cho biết.
Trước làn sóng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, chính các nhà sản xuất nay cũng tham gia vào bán lẻ trực tiếp qua việc giới thiệu, đưa hàng hóa trên trang web của họ, giao hàng trực tiếp cho khách khi có nhu cầu, không nhất thiết qua hệ thống phân phối… Chẳng hạn như Heneiken đến nay có bán hàng trực tiếp ngay trên trang web của mình.
Bình luận (0)