TP.HCM: Ông cho cháu chơi rắn đã bẻ răng, cháu bị cắn phải nhập viện

Duy Tính
Duy Tính
19/06/2022 09:26 GMT+7

Bác sĩ khuyến cáo không nuôi rắn, côn trùng, bò sát trong nhà vì khả năng chúng có độc; tuyệt đối không để trẻ em tiếp xúc gần sẽ bị rắn cắn nguy hiểm tính mạng.

Sáng 19.6, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi 4 tuổi (ngụ TP.HCM) bị rắn cắn.

TP.HCM: Ông cho cháu chơi rắn đã bẻ răng, cháu bị cắn phải nhập viện

Sau khi đánh giá vết thương và theo dõi 24 giờ, nhận định do rắn lành cắn, vết thương như kim châm và tình trạng bệnh nhi ổn nên bệnh viện đã cho bé xuất viện.

Một trường hợp bị rắn độc cắn

MAI THANH

Thông tin ban đầu cho biết, ông ngoại bé nuôi rắn và bẻ răng con rắn rồi đưa cho cháu chơi. Tuy nhiên con rắn đã cắn bé. Sau 3 ngày, vì lo lắng nên gia đình đưa bé đến bệnh viện.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương khuyến cáo, người dân không nên nuôi rắn, côn trùng, bò sát trong nhà vì khả năng chúng có độc. Nếu nuôi, tuyệt đối không cho trẻ em tiếp xúc gần.

Đặc biệt, không được nuôi “rắn học trò” (hay còn gọi là rắn hoa học trò, rắn hoa cổ đỏ,… - là loại rắn có đầu màu xanh, cổ đỏ, thân nhiều màu sặc sỡ), vì loài này khi cắn, bác sĩ cũng “bó tay”. Độc của loài này gây rối loạn đông máu, chảy máu ồ ạt không khống chế được, chưa có huyết thanh kháng nọc.

Bệnh viện Nhi đồng 1 đang có huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp, rắn hổ đất, rắn lục. Các loại rắn khác, hiện bệnh viện chưa có huyết thanh nhưng có thể điều trị triệu chứng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.