TP.HCM quyết liệt xử lý các cơ sở có nguy cơ gây cháy nổ

07/09/2015 06:10 GMT+7

Ngày 5.9, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Phó chủ tịch UBND TP Tất Thành Cang đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch và có nguy cơ cháy, nổ nằm trong khu dân cư trên địa bàn.

Ngày 5.9, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Phó chủ tịch UBND TP Tất Thành Cang đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch và có nguy cơ cháy, nổ nằm trong khu dân cư trên địa bàn.
Việc di dời chợ hóa chất Kim Biên đến nay vẫn chưa được tiến hành - Ảnh: Diệp Đức MinhViệc di dời chợ hóa chất Kim Biên đến nay vẫn chưa được tiến hành - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đối với kế hoạch xử lý cơ sở có nguy cơ cháy, nổ nằm trong khu dân cư (giai đoạn 2015 - 2018), ông Cang giao Cảnh sát PCCC TP chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, các sở ngành xây dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát, bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, nhà xưởng, kho hàng. Kế hoạch kiểm tra, khảo sát có thể chia làm 3 nhóm (theo khu vực, địa bàn hoặc theo ngành nghề…); ghi rõ thời gian, tiến độ thực hiện; danh mục các cơ sở thực hiện kiểm tra và khu vực làm thí điểm; phân công nhiệm vụ cho các đơn vị và báo cáo UBND TP kết quả thực hiện vào trung tuần tháng 9.2015.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, từ năm 2009, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo công tác PCCC và cứu hộ - cứu nạn trên địa bàn TP; trong đó yêu cầu UBND TP chỉ đạo UBND các quận, huyện chủ trì kiểm tra, rà soát, di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu vực dân cư có nguy cơ, nguy hiểm về cháy nổ. Sau khi có chỉ thị, UBND TP ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhưng 6 năm qua vẫn chưa có chuyển biến.
UBND TP cho rằng UBND các quận, huyện chưa thực sự quan tâm đến công tác di dời cơ sở nguy hiểm cháy nổ ra khỏi khu dân cư... Tuy nhiên, khi trao đổi với PV, một số lãnh đạo quận, huyện trên địa bàn TP lại cho rằng mặc dù có chủ trương di dời nhưng không thể thực hiện được vì TP chưa ban hành tiêu chí, chính sách, cơ chế hỗ trợ và điều kiện thực hiện.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP, cho biết trên địa bàn TP hiện có khoảng gần 20.000 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, sản xuất trong khu dân cư dễ phát sinh cháy nổ, trong đó có khoảng 5.300 cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao tập trung các ngành nghề: gia công, hàn cắt kim loại; sản xuất, buôn bán nhựa, da, giày; cơ sở nệm, mút, xốp, bông gòn, may mặc, dệt, kinh doanh vải…
Phải tổng lực di dời sớm
Từ năm 2014 đến nay đã xảy ra 118 vụ cháy tại những cơ sở nằm trong khu dân cư, trong đó có 34 vụ cháy xảy ra tại các cơ sở nguy hiểm về cháy nổ. Riêng về nổ xảy ra 2 vụ do bố trí lắp đặt, sử dụng các loại bình gas, nồi hơi, bình nén khí không đảm bảo an toàn PCCC; việc sử dụng, tồn chứa các loại vật liệu, hàng hóa, phân bón, hóa chất nguy hiểm...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.