Những tác phẩm trưng bày được chọn lọc từ 1.600 bức tranh sưu tầm được bởi các nhà sưu tập Lý Lược Tam, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Đại Phúc, Huỳnh Duy Thiết, Huỳnh Thanh Bình… Đây là loại hình mỹ thuật với đặc điểm vẽ ngược vào mặt sau tấm kiếng (gần với phương pháp khắc tranh mộc bản) bằng bột màu trộn với dầu cây du đồng, khi trở tấm kiếng qua mặt kia tác giả sẽ có được bức tranh với màu sắc như ý và sáng bóng. Loại hình này đã có tại cung điện nhà Nguyễn thời Minh Mạng, Thiệu Trị, song tranh kiếng Nam bộ có một chỗ đứng riêng với dòng tranh kiếng Lái Thiêu (những năm 1920), lan tỏa khắp lục tỉnh (những năm 1940 - 1950) và dậy lên sức sống ở Mỹ Tho, Cai Lậy, Gò Công (Tiền Giang), Chợ Mới (An Giang) rồi tạo nên dòng tranh kiếng Khơ-me Nam bộ (Trà Vinh và Sóc Trăng).
|
Đến năm 1957, cuộc triển lãm tranh kiếng thu hút được chú ý của giới tạo hình mỹ thuật và công chúng là do họa sĩ Vạn Huê (Trương Cung Vinh) mở tại Phòng Thông tin đô thành Sài Gòn ở góc đường Catinat - Bonard (nay là đường Đồng Khởi - Lê Lợi). Từ đó đến nay chưa có một cuộc triển lãm tranh kiếng nào khác.
|
Vì thế, cuộc triển lãm lần này là lần đầu tiên kể từ hơn 55 năm qua và gồm các bức tranh vẽ trên kiếng tiêu biểu thuộc nhiều chủng loại như tranh thờ tổ tiên, tranh trang trí (dân gian gọi là tranh cửa buồng), tranh phong cảnh vẽ tứ thời, tứ thú, tranh chúc tụng dùng để mừng tân gia, khai trương, tân hôn, tranh các vị Phật, Bồ tát và chư thần. Tất cả nằm trong dòng tranh kiếng đã xuất hiện với khối lượng đồ sộ trong suốt 100 năm qua, trong đó có loại tranh vẽ bằng sơn màu đa sắc với ngân nhũ và kim nhũ. Có bức kết hợp với kỹ thuật tráng thủy, nhưng đặc biệt độc đáo là loại tranh kiếng cẩn ốc xà cừ.
Triển lãm được mở ra nhân đại lễ Vu lan năm nay và kéo dài đến 21.8 (nhằm rằm tháng 7 Quý Tỵ 2013).
|
Giao Hưởng
>> Vẽ tranh về an toàn giao thông
>> Tranh vẽ từ... bia
>> Học sinh thi vẽ tranh về biển, đảo
Bình luận (0)