Phe bảo thủ giành nhiều phiếu nhất và vẫn là đảng phái lớn nhất trong quốc hội. Phe xã hội dân chủ vẫn chỉ ở vị trí thứ hai và phong trào của người gốc Thổ Nhĩ Kỳ thiểu số ở vị trí thứ ba. Nhưng vì không đảng nào giành được đa số tuyệt đối nên phe bảo thủ hay phe xã hội dân chủ muốn cầm quyền thì phải liên minh với các đảng khác hoặc với nhau. Trước cuộc bầu cử, các đảng ấy đã không làm nổi việc đó và tình hình dền dứ lại tiếp tục.
Việc thành lập chính phủ mới còn phức tạp hơn khi phe đối lập cáo buộc phe chính phủ gian lận phiếu bầu. Như thế không chỉ kết quả bị hoài nghi mà sự tin cậy lẫn nhau bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết quả bầu cử cho thấy cử tri không thật sự tin bất cứ đảng nào có khả năng giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội hiện tại. Họ dùng lá phiếu để thể hiện sự phản đối và cảnh tỉnh chính giới.
Vì vấn đề ổn định chính trị ở Bulgaria chưa được xử lý ổn thỏa với cuộc bầu cử quốc hội nên nỗi lo ngại của EU về nước này cũng chưa thể nguôi ngoai, nếu như không muốn nói là còn có thể sâu sắc thêm. Cho nên cả EU cũng phải ngậm ngùi chấp nhận tình trạng trên.
Thảo Nguyên
>> Thủ tướng Bulgaria nhập viện, biểu tình rầm rộ
>> Chính phủ Bulgaria từ chức trước sức ép biểu tình
>> Biểu tình phản đối giá điện tăng ở Bulgaria
>> Một chính trị gia Bulgaria bị chĩa súng vào đầu
Bình luận (0)