Trẻ em Việt Nam quá dễ bị dâm ô, lạm dụng tình dục

31/03/2016 12:27 GMT+7

Thường trẻ em khi bị dâm ô sẽ im lặng do bị đe dọa, nhưng với các bậc cha mẹ cần phải chú ý những biểu hiện dưới đây để phát hiện và tố cáo kịp thời.

Thường trẻ em khi bị dâm ô sẽ im lặng do bị đe dọa, nhưng với các bậc cha mẹ cần phải chú ý những biểu hiện dưới đây để phát hiện và tố cáo kịp thời.

Trẻ bị dâm ô thường bị đe dọa nên yên lặng - Ảnh: ShuterstockTrẻ bị dâm ô thường bị đe dọa nên yên lặng - Ảnh: Shuterstock
Luật sư (LS) Vũ Công Dũng (Văn phòng Luật sư Bảo Hiến, Đoàn LS TP Hà Nội) nhớ lại câu chuyện khiến anh ám ảnh và không khỏi bất ngờ vì trẻ em Việt Nam quá dễ bị dâm ô.
Câu chuyện xảy ra cách đây vài năm tại tòa án nhân dân một huyện ở Hà Nội, nạn nhân là em N., bé trai hơn 13 tuổi, bị người đàn ông hàng xóm “nghịch” dương vật bầm tím, rách và chảy nhiều máu.
Sau khi gia đình đưa em đi khám và lấy giấy chứng thương rồi gặng hỏi, em mới kể lại chuyện bị chú hàng xóm “nghịch vào chỗ kín”. Đáng nói là người đàn ông này rất thích những người cùng giới tính.
Sau đó, người hàng xóm bị khởi tố về tội dâm ô đối với trẻ em cùng với hình phạt thích đáng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tâm lý để lại cho bé trai là mãi mãi.
Đáng chú ý rằng N. chỉ là một trong số 10.000 nạn nhân của nạn xâm hại trẻ em và đây cũng chỉ là một trong số 8.200 vụ xảy ra trên cả nước trong 5 năm (từ năm 2011 – 2015) theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ công an công bố.
Dâm ô đối với trẻ em
LS Nguyễn Đức Chánh (Đoàn LS TP.HCM) định nghĩa, hành vi dâm ô đối với trẻ em có thể được hiểu là việc người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi.
Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng của mình…
Trẻ em có khiếm khuyết cơ thể thường là đối tượng của các vụ dâm ô vì các em thiếu khả năng nhận thức - Ảnh: ShuttertockTrẻ em có khiếm khuyết cơ thể thường là đối tượng của các vụ dâm ô vì các em thiếu khả năng nhận thức - Ảnh: Shuttertock
Hành vi dâm ô khác với hành vi hiếp dâm trẻ em hay hành vi cưỡng dâm trẻ em hay giao cấu với trẻ em, là người thực hiện hành vi không có ý định giao cấu với nạn nhân.
Nếu người thực hiện hành vi có ý định giao cấu với nạn nhân nhưng không thực hiện được thì không phải là tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 BLHS) mà có thể là tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS) tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS)
Làm sao để biết trẻ bị dâm ô?
Hiện nay, trẻ em bị dâm ô thường bị đối tượng dâm ô dùng những lời lẽ đe đọa nên im lặng, không dám kể với cha mẹ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên chú ý những biểu hiện bất thường dưới đây của trẻ.
LS Vũ Công Dũng cho biết, thường thì trẻ em bị dâm ô sẽ có biểu hiện bất thường về tâm lý cũng như ở một số bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng có những dấu vết để lại như bị bầm tím, xước, rách hoặc bị tổn thương trên bề mặt. Tàn độc hơn là những kẻ ra tay thường xuyên nhắm đến đối tượng trẻ em khuyết tật (mù, câm, điếc,…) do các em hạn chế về nhận thức

Trẻ em bị dâm ô sẽ có biểu hiện bất thường về tâm lý cũng như ở một số bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng có những dấu vết để lại như bị bầm tím, xước, rách hoặc bị tổn thương trên bề mặt. Tàn độc hơn là những kẻ ra tay thường xuyên nhắm đến đối tượng trẻ em khuyết tật (mù, câm, điếc,…) do các em hạn chế về nhận thức.

LS Vũ Công Dũng

Ngoài ra trẻ em cũng có thể bị tát, đánh hoặc với những hình thức o ép về tinh thần hoặc có hiểu hiện lạ về vật chất như có mua đồ chơi, đồ trang sức mới, có tiền mặt hoặc đồ vật được tặng.
LS Nguyễn Đức Chánh bổ sung, nếu phụ huynh thấy dấu hiệu bất thường và nghi vấn trẻ có thể đã bị dâm ô hay bị xâm hại tình dục, thì cần kiểm tra bộ phận sinh dục xem có bị trầy, xước, có đau rát…hay không?
Xem tâm lý của cháu bé có hoảng loạn, sợ sệt không? Bằng biện pháp tâm lý để hỏi cháu bé vụ việc như thế nào? Căn cứ bằng chứng trên cơ thể và lời nói của cháu bé để xem nghi vấn của mình là có cơ sở hay không?
Dâm ô với trẻ em bị xử thế nào?
LS Vũ Công Dũng nêu ý kiến, Điều 116 (BLHS 1999 đã sửa đổi bổ sung) và điều 146 BLHS 2015 (có hiệu lực từ ngày 1.7.2016) quy định về tội dâm ô đối với trẻ em.
Nhưng hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý hành vi dâm ô với trẻ em theo các trường hợp cụ thể như: phạm tội nhiều lần; đối với nhiều trẻ em; đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 116 BLHS có khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù.
Trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 7 năm 12 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.