Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), những năm trước, với các trẻ co giật do sốt cao, cả bác sĩ và gia đình đều lo sợ sẽ gây hại não, do đó trẻ thường được chỉ định làm nhiều xét nghiệm, điện não đồ, thậm chí uống nhiều loại thuốc. “Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài, chúng tôi nhận thấy trẻ co giật do sốt cao không ảnh hưởng đến não của trẻ em, không phải là mắc động kinh. Hầu hết đó chỉ là sốt cao co giật đơn thuần”, bác sĩ Dũng cho biết.
Bác sĩ Dũng cũng chia sẻ, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và nhi khoa đã khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.
Theo các chuyên gia, chẩn đoán động kinh cần được khám chuyên khoa sâu với các tiêu chuẩn chẩn đoán riêng, rất cẩn trọng. Nếu trẻ có cơn co giật kéo dài (trên 15 phút), sau co giật có yếu, liệt hoặc có nhiều cơn co giật trong một đợt ốm sốt… thì cần được thông tin đầy đủ bởi đó cũng là triệu chứng có thể liên quan đến động kinh.
tin liên quan
Những quan niệm sai lệch về động kinh Một cơn động kinh thật ra chỉ là một sự bùng nổ bất thường của hoạt động điện não gây ra những thay đổi trong chuyển động và hành vi, theo Healthgrades. Dưới đây là một số thông tin sai lệch về động kinh.
Một nghiên cứu tại BV Nhi T.Ư cho biết, cơn co giật thường xảy ra khi thân nhiệt tăng nhanh và đột ngột đến trên 39°C, nguyên nhân gây sốt chủ yếu là do nhiễm vi rút đưòng hô hấp trên.
Bác sĩ Dũng lưu ý thêm, có bà mẹ khi thấy con sốt 38 độ C đã cho uống thuốc để tránh co giật. Tuy nhiên, việc này không có tác dụng nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hoặc có thuốc hạ sốt ghi là phòng co giật cho trẻ, nhưng hiệu quả thì cần phải xem xét.
Bình luận (0)