Trí tuệ nhân tạo của Facebook truy được nguồn ảnh deepfake

17/06/2021 07:49 GMT+7

Các nhà khoa học làm việc cho Facebook cho hay đã phát triển được phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI), không chỉ nhận dạng những hình ảnh lồng thủ thuật “deepfake” mà còn truy được nguồn phát tán.

Deepfake là công nghệ can thiệp bằng AI để chỉnh sửa khuôn mặt, giọng nói của nhân vật trong những ảnh chụp, video clip hoặc tập tin âm thanh. Không ít người dùng mạng xã hội đã nhầm lẫn giữa người thật và “người ảo” do công nghệ tạo ra.

Hãng tin AFP hôm 17.6 dẫn lời các nhà khoa học nghiên cứu của Facebook là Tal Hassner và Xi Yin cho hay đội ngũ của họ hợp tác với Đại học bang Michigan (Mỹ) để tạo ra phần mềm đảo ngược sự chỉnh sửa trên những hình ảnh deepfake, cho phép phát hiện đâu là ảnh giả và ai làm ra chúng.

Choáng với năng lực công nghệ deepfake 'giả sâu' người nổi tiếng

“Công trình này sẽ mang đến công cụ tốt hơn cho phép các nhà nghiên cứu và những người hành nghề tự điều tra những sự cố làm giả thông tin bằng công nghệ deepfake, cũng như mở ra những hướng nghiên cứu mới trong tương lai”, theo nhóm chuyên gia.

Phần mềm mới của Facebook đưa những hình ảnh deepfake vào hệ thống tìm kiếm những dấu hiệu không hoàn hảo để lại trong quá trình xử lý, từ đó phát hiện đâu là ảnh và clip giả.

Trước đó, Microsoft vào cuối năm ngoái đã công bố phần mềm cho phép phát hiện ảnh hoặc clip bị chỉnh sửa bằng công nghệ deepfake, vào thời điểm nước Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.