Triều Tiên phản đối chỉ trích của quốc tế về xuất khẩu lao động

18/11/2015 11:04 GMT+7

Triều Tiên phản đối những chỉ trích nhắm vào chính sách đưa người đi lao động nước ngoài của Bình Nhưỡng, gọi đó là sự vu khống vớ vẩn làm ảnh hưởng Triều Tiên.

Triều Tiên phản đối những chỉ trích nhắm vào chính sách đưa người đi lao động nước ngoài của Bình Nhưỡng, gọi đó là sự vu khống vớ vẩn làm ảnh hưởng Triều Tiên.

Một công nhân Triều Tiên - Ảnh minh họa: AFPMột công nhân Triều Tiên - Ảnh minh họa: AFP
Triều Tiên lên tiếng phản đối những chỉ trích của các nước và tổ chức, trong đó có Liên Hiệp Quốc nói rằng Bình Nhưỡng thực hiện chính sách xuất khẩu lao động "cưỡng ép" để mang ngoại tệ về cho chính phủ.
“Họ nói rằng hàng ngàn lao động Triều Tiên bị bạc đãi và đang tham gia vào hoạt động lao động cưỡng bức (ở nước ngoài)”, ông Ri Hung-sik, đại sứ của Triều Tiên phát biểu trong cuộc họp báo ở New York hôm 17.11, theo Reuters.
“Điều đó hoàn toàn sai trái và thêu dệt”, ông Hung nói. “Đây là sự vu khống vớ vẩn nhắm vào nền cộng hòa của chúng tôi”, ông nói tiếp.
Điều tra viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, ông Marzuki Darusman hồi tháng 10.2015 bày tỏ sự quan ngại đối với chính sách xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Ông cho rằng Bình Nhưỡng ép 50.000 người đi lao động ở nước ngoài trong điều kiện như “lao động khổ sai”. Ông Darusman kêu gọi chính phủ các nước nơi tiếp nhận lao động Triều Tiên nên tiến hành điều tra.
Ông Ri phản bác điều này, nói rằng người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài bao gồm Nga, Trung Quốc, Kuwait và Angola là tự nguyện. “Chúng tôi có người lao động của mình làm việc ở nước ngoài theo những hợp đồng hợp pháp”, ông Ri nói. Tuy nhiên, ông không xác nhận có bao nhiêu lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài.
Ông Ri Hung-sik (giữa), đại sứ của Triều Tiên trong cuộc họp báo ở New York hôm 17.11 - Ảnh: Reuters

Trước đó, nhiều tổ chức nhân quyền cũng chỉ trích chính sách xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Các tổ chức này nói lao động Triều Tiên làm việc trong điều kiện khắc khổ, tiền lương phải nộp gần hết cho chính phủ để phục vụ chương trình hạt nhân.

Trong cuộc họp của một ủy ban của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng trước, ông Darusman cho biết trong điều kiện bị cấm vận của Liên Hiệp Quốc vì chương trình hạt nhân, Triều Tiên vẫn kiếm được từ 1,2 đến 2,3 tỉ USD mỗi năm từ chính sách xuất khẩu lao động.
Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc trong tuần này sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đưa ra nói về tình hình vi phạm nhân quyền của Triều Tiên, theo Reuters. Bình Nhưỡng phản bác việc bỏ phiếu nghị quyết này và yêu cầu EU và Nhật rút lại dự thảo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.