Hội nghị giải trừ quân bị là một diễn đàn đa phương, tổ chức 3 phiên họp mỗi năm để thảo luận các thỏa thuận giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí. Tuy không phải là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, hội nghị này và Liên Hiệp Quốc có liên kết trong nhiều cách khác nhau, với tổng giám đốc Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) cũng là tổng thư ký của hội nghị, theo báo Korea JoongAng Daily.
Hành khách tại ga tàu ở Seoul xem truyền hình đưa tin Triều Tiên phóng tên lửa ngày 25.1 |
AFP |
Triều Tiên nằm trong số 6 quốc gia, cùng với Trung Quốc, Colombia, Cuba, CHDC Congo và Ecuador sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên kéo dài 4 tuần của Hội nghị giải trừ quân bị trong năm nay. Phiên đầu tiên do Trung Quốc đảm nhận đã bắt đầu vào ngày 24.1 và lượt của Triều Tiên dự kiến bắt đầu từ ngày 30.5 đến 24.6.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Bình Nhưỡng đối với thông báo trên. Lần gần nhất Triều Tiên đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội nghị giải trừ quân bị là vào năm 2011.
Triều Tiên: Vì sao Chủ tịch Kim Jong-un tiếp tục thử tên lửa? |
Việc Triều Tiên giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội nghị giải trừ quân bị có thể sẽ gây tranh cãi, sau khi nước này tiến hành hàng loạt cuộc phóng tên lửa trong thời gian gần đây, theo Yonhap.
Hôm nay, quân đội Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa tầm ngắn hướng ra vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản vào sáng cùng ngày, đánh dấu vụ phóng tên lửa thứ 6 của Bình Nhưỡng trong tháng này, theo Yonhap.
Bình luận (0)