Khách mời tham dự chương trình và ban tư vấn gồm:
1/ Ông Keith Davies - Giám đốc Hội đồng Anh.
2/ Bà Eileen Stephens - Giám đốc phụ trách tuyển sinh quốc tế Trường cao đẳng Nghệ thuật và Công nghệ Manchester (MANCAT).
3/ Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh
4/ Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh.
5/ Anh Nguyễn Hoài Anh, cựu du học sinh, tốt nghiệp Thạc sĩ trường Quản trị Kinh doanh London, hiện là Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần An Bình.
6/ Chị Nguyễn Hồng Dung, cựu du học sinh, học A-level ở Anh, tốt nghiệp đại học và Thạc sĩ ngành tài chính tại Trường Kinh tế London, hiện là Chuyên viên phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán Sài Gòn SSI.
15h, chương trình Triển lãm giáo dục Anh "Đường đến nước Anh ngay dưới chân tôi" bắt đầu. Màn trình diễn múa nhảy hip-hop khá chuyên nghiệp của các em học sinh phổ thông thực sự đã khuấy động không khí trong khán phòng.
Xuất hiện trước cử tọa với dáng vẻ duyên dáng, giọng nói Hà Nội chuẩn nhẹ nhàng nhưng rành rọt, MC Minh Trang giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc triển lãm và các vị đại biểu tham dự chương trình: Ông Keith Davies - Giám đốc Hội đồng Anh; bà Eileen Stephens - Giám đốc phụ trách tuyển sinh quốc tế Trường cao đẳng Nghệ thuật và Công nghệ Manchester (MANCAT); Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh; chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh; anh Nguyễn Hoài Anh, cựu du học sinh, tốt nghiệp Thạc sĩ trường Quản trị Kinh doanh London, hiện là Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần An Bình; chị Nguyễn Hồng Dung, cựu du học sinh, học A-level ở Anh, tốt nghiệp đại học và Thạc sĩ ngành tài chính tại Trường Kinh tế London, hiện là Chuyên viên phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán Sài Gòn SSI.
|
Ngay sau bài phát biểu của ông Keith Davies, phần hỏi - đáp trực tiếp xung quanh nội dung du học Anh bắt đầu:
* Chào ông Keith Davies. Chính phủ Anh có chính sách gì hỗ trợ gì cho SV du học? Xin ông cho biết nét mới của đợt du học năm nay?
- Ông Keith Davies - Giám đốc Hội đồng Anh: Đây là một câu hỏi rất hay và đúng lúc. Từ 1.5.2007, chính phủ Anh sẽ có một chính sách rất mới. Trứơc đây từ tháng 6.2005, ở Anh có chương trình cho tài năng trẻ dành cho các bạn học ở Scotland được ở lại 2 năm để làm việc. Từ 1.5.2007, chính phủ Anh cho phép tất cả sinh viên được cấp bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc các chứng chỉ cao học không phân biệt ngành học được ở lại Vương quốc Anh 12 tháng sau khoá học của mình, để có điều kiện tiếp xúc với thị trường lao động và làm việc ở Vương quốc Anh. .
* Xin ông cho biết nét mới trong thủ tục xin thị thực đi du học Anh? Sinh viên tại TP.HCM có cần phải xin thị thực tại Hà Nội?
- Ông Keith Davies - Giám đốc Hội đồng Anh: Đây lại là một câu hỏi hay. Việc xin thị thực đi học ở Anh là không khó, nếu các bạn có giấy chứng nhận nhập học của nhà trường, có khả năng tài chính thì không có vấn đề gì cả.
Về trình độ tiếng Anh:
+ Bạn phải có trình độ tiếng Anh, ví dụ IELTS là 6 cho học MBA.
+ Bảng điểm gần đây loại khá, giỏi.
+ Phải được 1 trường ở Anh cho học 1 khoá chính thống.
+ Chứng minh khả năng tài chính. Tài khoản 6 tháng đủ cho các bạn học 6 tháng hay 1, 2 năm.
Từ tháng 5 năm nay, Đại Sứ Quán Anh có một số đổi mới trong việc thực hiện dịch vụ Visa Nhanh dành cho du học sinh. Theo chính sách mới, các du học sinh có tiềm năng thực sự sẽ không phải tham dự phỏng vấn xin visa tại Hà Nội, việc xét duyệt visa sẽ hoàn toàn dựa trên giấy tờ nộp trong hồ sơ.Chính sách mới này tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều du học sinh ở xa Hà Nội, đặc biệt là các du học sinh trong tp.HCM.
Tuy nhiên, các du học sinh cần lưu ý, điều kiện thực hiện dịch vụ visa nhanh là hồ sơ xin visa du học phải có đầy đủ giấy tờ hướng dẫn cho visa du học thông thường cũng như những giấy tờ theo yêu cầu để có thể làm dịch vụ visa nhanh. Các du học sinh có thể liện hệ bộ phận Visa của Đại Sứ Quán Anh hoặc vào trang web: www.uk-vietnam.org để tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ này.
* Chào anh Hoài Anh. Anh có nhận xét như thế nào về việc quyết định đi du học ở Anh. Anh nhận xét về cuộc sống của anh bên đó, về cuộc sống và học tập? Kỉ niệm đáng nhớ nhất của anh?
- Anh Nguyễn Hoài Anh, cựu du học sinh Anh: Đây mặc dù không phải là quyết định đáng tự hào nhất, nhưng là quyết định đúng đắn của tôi. Tôi đã đựơc mở mang tầm nhìn và cuộc sống. Cuộc sống của một người đi học xa nhà, đối với tôi có lẽ cũng chỉ vui vừa thôi, vì tôi dành nhiều thời gian cho học tập. Một ngày có thể học từ 16 đến 18 tiếng, tự học, học nhóm, từ lúc mở mắt ra đến khi đi ngủ; thời gian ăn là rất ngắn. Chuyện học từ 16-18 tiếng, có thể là chuyện khó tin đối với các bạn ngồi đây, nhưng đó là chuyện hết sức bình thường đối với những du học sinh như chúng tôi. Thời gian nghỉ hè, được đi thăm thú các nơi thì vui vẻ hơn.
Anh Nguyễn Hoài Anh
Trong những kỷ niệm về thời gian du học ở Anh, tôi có một kỷ niệm khó quên, đó là bữa tiệc là tôi được Mayor của Anh mời đến. Tôi được mặc áo đuôi tôm, thắt nơ. Đó là lần đầu tiên mà thực đơn có nhạc đi kèm món ăn. Tôi đã thấy rất hứng thú.
* Xin hỏi chị Dung, chị nhận xét như thế nào về ý kiến là chi phí học ở Anh rất cao?
- Chị Nguyễn Hồng Dung - Cựu du học sinh Anh: Đó không phải là yếu tố chính để quyết định học ở Anh. Học ở Anh quả là đắt, nhưng đó lại là nguồn động lực, khuyến khích giúp mình phải cố gắng học tập xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Mình có làm thêm (làm thứ 7 hoặc 1, 2 tiếng cuối ngày), do đó mình có thể có thêm kinh nghiệm và trưởng thành nhanh khi phải giao tiếp và cân đối quỹ thời gian và quỹ tiền nong. Từ đó khi mình xin việc, minh sẽ được đánh giá rất cao, vì mình có thể chịu được áp lực. Tiền lương cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là vào khoảng 25.000-30.000 bảng/năm. Khi bạn ở lại làm việc 2 hay 3 năm thì có thể thấy chi phí mình bỏ ra là không lớn.
* Theo chị, việc gì là cơ bản và quan trọng nhất đối với các bạn đang chuẩn bị du học Anh? Việc làm thêm của chị có ảnh hưởng nhiều đến học tập và cuộc sống không?
- Chị Nguyễn Hồng Dung - Cựu du học sinh Anh: Một sinh viên nên tìm mọi cách để nâng cao năng lực và kiến thức của mình: như tương quan về thế giới, và mối quan hệ, bạn bè. Bạn cần có cái nhìn mới mẻ hơn về thế giới. Vì chi phí học tập và làm việc khá đắt đỏ, nên bạn cần tận dụng hết thời gian, bên cạnh việc học tập. Nhưng nếu bạn sang một khoảng thời gian ngắn (khoảng 9 tháng) thì bạn nên tập trung học tập.
Chị Nguyễn Hồng Dung
Mình không đi làm nhiều (thường là thứ Bảy). Sau này mình trợ giảng, 2, 3 tiếng sau giờ học. Mình học được một khối lượng kiến thức tương đối lớn. Sang đó du học sinh thường buồn, nên việc làm thêm cũng chỉ như đi chơi và mở rộng mối quan hê. Thật sự mình thấy làm thêm không ảnh hưởng tới việc học, thậm chí còn có nhiều điểm tích cực.
* Nhìn lại những tháng ngày đi du học, anh thấy nó có giúp gì anh cho công việc?
- Anh Nguyễn Hoài Anh - Cựu du học sinh Anh: Thật ra khó nói bao nhiêu phần trăm là nhờ du học, bao nhiêu là nhờ đi làm.. Việc học ở Anh cho tôi ý thức đúng đắn về việc học. Chúng ta phải luôn mở rộng kiến thức bằng nhiều cách khác nhau. Với tôi đó là lắng nghe, lắng nghe nhiều hơn để học từ những người khác nữa.
* Khi mới sang học, chị Dung hiểu được khoảng bao nhiêu phần trăm bài giảng của các thầy? Sau bao lâu chị mới có thể hiểu hết bài giảng?
- Chị Nguyễn Hồng Dung - Cựu du học sinh Anh: Ngày trước mình học chuyên Toán, nên luôn tự tin là mình có khả năng học tốt. Lúc mới đi học, tiếng Anh của mình cũng bình thường. Những ngày đầu mình học A-Level, các môn như Kinh tế, Kinh doanh, khi thầy giáo nói về cung cầu, lạm phát, mình nghe được nhưng không thể hiểu được chi tiết. Nhưng theo mình, đó không phải là do tiếng Anh, mà có thể kiến thức tương đối mới đối với mình. Trước đó, mình phải hiểu được các khái niệm như lạm phát, cung cầu... Ngay cả khi tiếng Anh tốt, bạn cũng không thể hiểu hết bài giảng, mà đó là vấn đề về kiến thức. Mình phải đọc thật nhiều, và tự vấn: tại sao không đọc chương đó trước khi đến lớp. Mình nghĩ kĩ năng học như thế nào là quan trọng nhất, tiếng Anh chỉ là công cụ để mình học tốt hơn.
* Theo em được biết thì chương trình A-level của Anh chỉ dành cho những học sinh từ 16-18 tuổi. Vậy thì tại sao khi chị vào đại học năm thứ nhất, chị vẫn có thể học chương trình này? Và chị đã chọn chương trình A-level 18 tháng hay 2 năm?
- Chị Nguyễn Hồng Dung, Cựu du học sinh Anh: Chương trình này không phải chỉ cho học sinh từ 16-18 tuổi, chỉ có quy định học sinh phải tối thiểu 16 tuổi mới được tham gia học A-level. Chị rất muốn được vào những trường đại học hàng đầu của Anh và A-level là cách tốt nhất để đạt được mục đích này (làm sao với bằng phổ thông của Viêt Nam chúng ta có thể xin thẳng vào LSE được?). Chương trình A-level tuyệt vời hơn chị nghĩ rất nhiều. Chị học một loạt các môn mới mẻ như kinh tế (Economic), kế toán (Accounting) và Business (Nghiên cứu kinh danh và những kiến thức này giúp chị rất nhiều khi học đại học.
* Xin ông cho biết nét mới trong Triển lãm Giáo dục Anh năm nay tại Việt Nam?
- Ông Keith Davies: Lần này chúng tôi đưa ra thông tin về 10 trường CĐ, ĐH ở Anh cho các em HS ở VN. Ngoài ra còn có thông tin về cá khoá học tại các trường ĐH, CĐ chuyên ngành Kỹ thuật tại Anh. Ngoài ra, tháng 10 hàng năm chúng tôi thường xuyên tổ chức Triển lãm giáo dục nhằm cung cấp thông tin cho phụ huynh và học sinh quan tâm đến giáo dục ở Anh. Năm nay chúng tôi đem đến cho các bạn thông tin cụ thể và chính xác về các khoá học ĐH, CĐ và A Level giúp các bạn có nhiều thông tin và có nhiều lựa chọn hơn. Chúng tôi cũng đem đến các khoá học có chất lượng cao và chi phí hợp lí hơn. Lần này với sự có mặt của 10 trường của UK, chúng tôi muốn nói rằng giáo dục của Anh không phải là khó để vươn tới. Lần này chúng tôi cũng đã có sự hợp tác chặt chẽ với Đại Sứ quán Anh để tạo điều kiện thuân lợi nhất cho các em sang du học.
Sau phần giải đáp một số câu hỏi liên quan đến chính sách của Chính phủ Anh dành cho các du học sinh và phần chia sẻ kinh nghiệm của các cựu du học sinh, không khí trong khán phòng lại sôi động trở lại với màn trình diễn thời trang.
Đây là bộ sưu tập thời trang hè của Luv'n Gear - một nhãn thời trang được sáng lập bởi anh Robert Cooper, giảng viên Học viện Thời trang London (London Center of Fashion Show). Tiết mục này được trình bày dưới sự cố vấn của bà Barbara - Giám đốc Học viện Thời trang London và bà Nguyễn Thu Hương - Giám đốc Công ty Dịch vụ may mặc viễn đông, nhãn hàng Luv'n Gear.
|
|
Phần tư vấn trực tiếp tiếp tục với phần trả lời của đại diện Trường Mancat, và các đại diện của Hội đồng Anh.
* Trình độ tiếng Anh tối thiểu để có thể sang Anh học đại học là bao nhiêu điểm IELTS? Nếu tiếng Anh của em còn yếu thì em nên làm gì?
- Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Thông thường các trường ĐH ở Anh yêu cầu sinh viên quốc tế phải có điểm IELTS từ 6.0 trở lên mới đủ yêu cầu nhập học. Tuy nhiên, trong trường hợp điểm của bạn gần sát với mốc chuẩn (ví dụ như 6 điểm IELTS) thì trường sẽ khuyên bạn học thêm một khóa tiếng Anh tại khoa ngôn ngữ của trường hoặc tại một tổ chức, trường, trung tâm dạy tiếng Anh tại Anh. Nếu có điều kiện thì bạn có thể đi trước mấy tháng vì sang đó bạn sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ tiếng Anh cũng như làm quen với môi trường quốc tế nhanh chóng hơn, bạn có thể chuẩn bị được cho mình tốt hơn trước khi vào học chính khóa.
* Em nên đi du học sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay trước khi tốt nghiệp cấp 3? Đi du học thời điểm nào sẽ thuận lợi cho mình hơn?
- Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Em có thể đi du học ngay sau khi học xong lớp 11 và khóa học phù hợp là các khóa dự bị ĐH như A Level, tú tài quốc tế (IB) hoặc Foundation. Nếu học khóa Foundation, thông thường em phải học hết lớp 12 (tuy nhiên, một số trường có thể nhận học sinh học hết lớp 11 cho khoá Foundation, em cần hỏi cụ thể với trường). Phần đông học sinh Việt Nam hiện nay chọn học khóa A level để có thời gian ở Anh từ 18 tháng đến 2 năm trước khi vào đại học nhằm củng cố tiếng Anh và làm quen với phương pháp học tập và hệ thống giáo dục của Anh. Nếu tiếng Anh của em chưa đủ tiêu chuẩn, em có thể học các khóa bổ trợ tiếng Anh được tổ chức tại trường trước và trong khóa học.
Chị Nguyễn Phương Thảo
* Hiện em đang học Trung học phổ thông, năm sau em thi đại học, nếu em đỗ ĐH thì trường ở bên Anh có chấp nhận cho học luôn đại học không phải qua dự bị đại học?
- Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Thông thường, để vào đại học ở Anh, Bắc Ailen và xứ Wales, em phải học dự bị đại học 1-2 năm vì hệ thống phổ thông ở Anh là 13 năm, trong khi Việt Nam chỉ là 12 năm. Tuy nhiên, tốt nghiệp phổ thông trung học ở Việt Nam, em có thể được nhận vào học năm thứ nhất (trong khóa học 4 năm đại học) ở các trường đại học tại Scotland. Trường hợp của em, theo tôi có một lựa chọn mà em nên cân nhắc là khóa học dự bị quốc tế với thời gian 1 năm. Em cũng nên chú ý trình độ tiếng Anh tối thiểu để học đại học ở Anh là 6.0 IELTS.
* Các trường đại học của Anh thường bắt đầu năm học vào tháng mấy? (Hoang, 23 tuổi, huyhoang_hanoi@)
- Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Các trường đại học ở Anh thường bắt đầu niên khoá vào tháng 9, giống như ở VN. Tuy nhiên, trong vài năm qua đã diễn ra một thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng – đó là ngày càng có nhiều trường ở Anh cho phép sinh viên bắt đầu vào học từ tháng Giêng, tháng Tư và thậm chí cả những tháng khác trong năm. Việc chuyển ngày khai giảng từ mùa thu sang một số thời gian khác trong năm đem lại cho các sinh viên và giáo viên sự linh hoạt nên được rất nhiều người hoan nghênh. Các trường cho sinh viên nhập học linh hoạt thường có các hình thức rút ngắn thời gian học. Một giáo viên của một trường đại học nói rằng ‘ Các khoá cử nhân của chúng tôi được rút ngắn thời gian học xuống còn 2 năm, tức là thay kỳ nghỉ hè dài bằng một học kỳ nữa trong năm - học kỳ thứ tư’. Việc rút ngắn thời gian học cho phép sinh viên kết thúc khoá học trong thời gian ngắn nhất có thể, và điều này đặc biệt rất hữu ích cho những sinh viên muốn giảm thiểu chi phí học hành.
Các sinh viên đăng ký vào học những chương trình có thời điểm nhập học linh hoạt sẽ không bị thiệt gì mà sẽ lợi đủ đường. Các trường thường thiết kế khoá học làm sao để sinh viên không bị ảnh hưởng gì về mặt chất lượng khoá học – thông thường các trường có thể cho sinh viên nhập học ở những thời điểm khác nhau vì khoá học được thiết kế theo học phần (mô-đun) và mỗi năm gồm hai hoặc ba học kỳ. Một giáo viên của trường LIBT giải thích về cách thiết kế chương trình học như sau: ‘ Tất cả các mô-đun của một môn học đều được dạy ở mỗi học kỳ và chúng tôi có 3 học kỳ liên tục trong năm, do đó mỗi năm chúng tôi có thể tiếp nhận sinh viên vào 3 thời điểm khác nhau…vì vậy trên thực tế các sinh viên không bị bỏ lỡ một mô-đun nào cả’. Thông thường các sinh viên có thể vào học từ học kỳ thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba của chương trình và từ đó đến cuối khoá học sẽ học đuổi những phần minh chưa học ở những học kỳ trước. Đây cũng là một lợi thế nên lựa chọn cho các du học sinh muốn đến học ở Anh.
Không khí lại tiếp tục được thay đổi với bài hát Beautiful soul do "ca sĩ" Anh Khang trình bày.
Đại diện Trường Mancat và đại diện Hội đồng Anh tiếp tục tư vấn trực tiếp:
* Trường công và trường tư khác nhau như thế nào?
|
- Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh:
Ở Vương quốc Anh, gần như tất cả các trường đại học đều là trường công lập. Ở bậc phổ thông, cao đẳng thường có một số trường tư thục. Công lập là trường được Chính phủ tài trợ, còn tư thục thì không. Ở hệ thống trường công lập, học phí thường thấp hơn khối tư thục (khoảng 3.500 à 5.000 bảng Anh/năm tương đương với khoảng 7.000 à10.000 USD/năm), tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với sự thua kém về chất lượng ở các trường tư thục. Mỗi trường thường có từ 1.500 đến 2.000 sinh viên chính quy (full-time) và ngoài ra còn các khóa tại chức hay học nghề bán thời gian dành cho học sinh bản xứ. Các trường này có nhiều lợi thế để đón nhận sinh viên quốc tế như: có mối liên hệ chặt chẽ với các trường đại học trong việc giảng dạy khoá dự bị (Foundation) để đảm bảo cơ hội vào đại học và cho họ một môi trường hòa nhập với sinh viên bản xứ. Khoảng 40% học sinh Anh sau khi tốt nghiệp phổ thông học tiếp các khóa dự bị đại học tại các trường cao đẳng công lập.Độ tuổi của sinh viên theo học các trường cao đẳng công lập thường từ 16 tuổi - 60 tuổi. Trường cao đẳng công lập cung cấp các khoá học cho mọi đối tượng từ học sinh mới tốt nghiệp trung học, cho đến người đã ra trường từ lâu nay muốn quay lại học để thay đổi công việc hoặc đạt thêm bằng cấp mới. Có thể xem danh sách các trường công lập tại http://www.bubl.ac.uk/ hoặc http://www.hero.ac.uk/uk/
reference_and_subject_resources/further_education/fe_colleges3786.cfm
Trường tư thục thông thường là các trường nhỏ thuộc sở hữu của các cá nhân, dòng họ hoặc công ty tư nhân, phi lợi nhuận. Các trường này thường có số lượng học sinh ít hơn trường công (khoảng 100 - 500 học sinh/trường). Đối tượng học trong trường này thường là học sinh thích học trong môi trường nhỏ, có không khí như gia đình; học sinh ở trường ở thường quen biết nhau. Sĩ số mỗi lớp ít, thường dưới 10 học sinh/lớp. Giáo viên có thể kèm riêng từng học sinh, điều nay rất quan trọng với sinh viên quốc tế. Do các trường tư thục không có nhiều loại các khóa học có sẵn nên khoá học thường được thiết kế linh hoạt theo nhu cầu của sinh viên. Đây cũng là một lợi ích đối với sinh viên quốc tế vì có thể tìm được khóa học đáp ứng điều kiện cá nhân của mình. Các trường cao đẳng tư thục do các cơ quan độc lập không thuộc chính phủ thanh tra về chất lượng trường sở, chất lượng giáo viên phúc lợi cho học sinh đặc biệt là học sinh quốc tế vì phần lớn học sinh ở những trường này là học sinh nước ngoài (các tổ chức chuyên trách kiểm tra, đánh giá chất lượng các trường cao đẳng tư thục bao gồm www.getthegrade.co.uk và www.the-bac.org).
- Bà Eileen Stephens: Vì tôi làm việc cho một trường cao đẳng công lập ở Anh nên tôi nhận thấy các trường công lập ở nước Anh bị kiểm soát chất lượng rất gắt gao. Đó cũng là một trong những ưu điểm của các trường công lập ở Anh.
* Các trường ĐH ở Anh mạnh về ngành nào và sinh viên Việt Nam thường đi du học ngành nào ở Anh? Các ngành học này có phù hợp với thị trường lao động tại Việt Nam không?
- Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Nền giáo dục ở Anh có thế mạnh ở nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là các ngành thuộc nhóm: Khoa học kỹ thuật, Kinh tế, Khoa học xã hội, Nghệ thuật và sáng tạo... Các ngành phổ biến mà du học sinh Việt Nam chọn học là các ngành liên quan đến kinh tế tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, thiết kế, công nghệ thông tin... Có lẽ đây cũng là những ngành mà thị trường lao động Việt Nam có nhu cầu cao. Bạn có thể trao đổi kinh nghiệm với những học sinh đã từng học các ngành này tại Anh thông qua website sau http://www.svuk.org.uk/.
* Chào các chị. Em muốn tìm những trường ở Anh dạy ngành học Phát triển cộng đồng ở bậc thạc sĩ và cơ hội tìm học bổng cho những ngành này.
- Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Bạn hãy vào trang web www.educationuk-vietnam.org để tìm kiếm thông tin về học bổng (và mục Scholarship & Fees) và thông tin về khóa học Phát triển cộng đồng (đánh thông tin ngành học, loại hình khóa học vào công cụ Course Search). Bạn cũng có thể tham khảo trang web www.prospect.ac.uk trong việc tìm khóa học và học bổng. Sau khi tìm được khóa học phù hợp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các trường để hỏi thông tin chi tiết.
Để có thông tin hướng dẫn về cách chọn trường và các lựa chọn khóa học cao học, bạn có thể đọc bản hướng dẫn “Choosing your Postgraduate Course” tại trang http://www.britishcouncil.org/learning-infosheets-choosing-your-postgraduate-course.pdf . Để có thông tin chỉ dẫn về cách nộp đơn, bạn có thể đọc bản hướng đẫn “ Application” tại trang http://www.britishcouncil.org/learning-infosheets-applications.pdf
Ngoài ra, còn một kênh thông tin nữa: Hội đồng Anh thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo du học Anh, trong đó có đại diện rất nhiều trường ĐH tham gia, bạn có thể tìm hiểu trực tiếp tại những buổi hội thảo này. Bạn hãy thường xuyên theo dõi các thông tin từ Hội đồng Anh.
* Em được biết là có nhiều cách khác nhau để đi du học tại Vương quốc Anh. Em còn nghe nói đó là khoá hướng nghiệp. Xin cô hãy nói rõ hơn về việc này?
- Bà Eileen Stephens - Giám đốc phụ trách tuyển sinh quốc tế Trường cao đẳng Nghệ thuật và Công nghệ Manchester (MANCAT): Để vào học tại nước Anh có rất nhiều cách. Một trong các cách mà học sinh Việt Nam thường làm là học 1 năm dự bị đại học(International Foundation) . Đối với các bạn đang học lớp 10, 11 tại Việt Nam muốn đi Anh có thể chọn khoá học A-Level. Các bạn khi học khoá này thường học 2 năm và chọn 3-4 môn có liên quan đến ngành học sau này. Một con đường khác để vào đại học mà các bạn có thể nghe đến đó là khóa hướng nghiệp, đây là các khoá học thiên về kỹ năng thực hành hơn là lý thuyết, kéo dài 2 năm. Có nhiều bạn có thể nghĩ ‘hướng nghiệp’ có nghĩa là học các nghề như thợ nề, thợ mộc... Tuy nhiên khái niệm ‘hướng nghiệp’ ở Anh (Vocational course) không phải như vậy. Các bạn muốn trở thành kiểm toán viên hay kiến trúc sư đều có thể lựa chọn học chương trình hướng nghiệp.
* Tôi hiện đang học Khoa Quốc tế học - ĐH Hà Nội. Nếu tôi có nguyện vọng học tại Vương quốc Anh, trường nào ở Anh chuyên đào tạo về Business & Management?
- Chị Lê Thu Hiền - Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Ở Vương quốc Anh, các trường đại học thường cung cấp nhiều khóa học ở các chuyên ngành khác nhau từ kinh tế cho đến nghệ thuật hoặc y khoa - rất đa dạng không giống như các trường đại học ở Việt Nam thường chỉ chuyên về một ngành học nào đó. Theo tôi bạn nên vào website: http://www.britishcouncil.org/vietnam-education-uk để tìm kiếm danh sách những trường cung cấp các khoá học về business và Management (nhấp chuột vào search tool). Nếu bạn muốn tham khảo các báo cáo về chất lượng giảng dậy xếp theo ngành học của các trường thì có thể truy cập vào website www.qaa.ac.uk (nhấp chuột vào Reviews & Reports).
* Để học chuyên ngành Business hệ thạc sĩ, ngoài chứng chỉ IELTS, GMAT tôi có bắt buộc phải tốt nghiệp Đại học học lực khá trở lên hay không?
- Bà Eileen Stephens: Vì tôi làm việc cho một trường đại học công lập ở Anh nên tôi nhận thấy các trường công lập ở nước Anh bị kiểm soát chất lượng rất gắt gao. Đó cũng là một trong những ưu điểm của các trường công lập ở Anh.
- Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Bạn hãy vào trang web www.educationuk-vietnam.org để tìm kiếm thông tin về học bổng (và mục Scholarship & Fees) và thông tin về khóa học Phát triển cộng đồng (đánh thông tin ngành học, loại hình khóa học vào công cụ Course Search). Bạn cũng có thể tham khảo trang web www.prospect.ac.uk trong việc tìm khóa học và học bổng. Sau khi tìm được khóa học phù hợp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các trường để hỏi thông tin chi tiết.
Để có thông tin hướng dẫn về cách chọn trường và các lựa chọn khóa học cao học, bạn có thể đọc bản hướng dẫn “Choosing your Postgraduate Course” tại trang http://www.britishcouncil.org/learning-infosheets-choosing-your-postgraduate-course.pdf . Để có thông tin chỉ dẫn về cách nộp đơn, bạn có thể đọc bản hướng đẫn “ Application” tại trang http://www.britishcouncil.org/learning-infosheets-applications.pdf
Ngoài ra, còn một kênh thông tin nữa: Hội đồng Anh thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo du học Anh, trong đó có đại diện rất nhiều trường ĐH tham gia, bạn có thể tìm hiểu trực tiếp tại những buổi hội thảo này. Bạn hãy thường xuyên theo dõi các thông tin từ Hội đồng Anh.
* Để học chuyên ngành Business hệ thạc sĩ, ngoài chứng chỉ IELTS, GMAT tôi có bắt buộc phải tốt nghiệp Đại học học lực khá trở lên hay không?
- Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Một trong những yêu cầu về bằng cấp cho việc nhập học các khoá thạc sĩ ở Anh là :
- Một bảng điểm loại khá giỏi, với những thành tích đạt được trong học tập.
- và thường là, một bằng đại học của một ngành nghề tương ứng với ngành ở bâc cao học mình dư định nộp đơn.
Vì vậy ngoài điểm IELTS, GMAT ra bạn cần có bằng đại học tốt nghiệp loại khá trở lên. Trong trường hợp bằng cấp của mình không đạt được mức yêu cầu, bạn vẫn có thể đăng ký các khoá học bắc cầu (ví dụ như Postgraduate Certificate hoặc Diploma) trước khi chuyển sang khoá học thạc sĩ.
Tiếp sau giải đáp của các chuyên viên của Hội đồng Anh, "Tra từ điển ngược" là trò chơi thú vị mà chương trình mang đến cho các bạn học sinh.
Không phải chỉ một người bước lên sân khấu tham gia trò chơi, tất cả những người tham dự giao lưu đều có thể tham gia. Một từ tiếng Anh được đưa ra, hiện trên màn hình. Người đứng trên sân khấu (quay lưng về phía màn hình), sẽ đoán từ này sau lời giải thích đưa ra từ một người ở dưới khán phòng. Rất đơn giản nhưng cũng thật thú vị. Rất nhiều cánh tay giơ lên mang theo mong muốn được là người bước lên sân khấu và hoặc đưa ra lời giải thích. 13 từ khóa được đưa ra, 8 người đã nhận được phần thưởng từ ban tổ chức.
Giai điệu trữ tình của ca khúc Fernando đã kết thúc chương trình giao lưu "Đường đến nước Anh ngay dưới chân tôi".
Phần Tư vấn trực tuyến * Em muốn học tiến sỹ bên Anh, nhưng theo như em biết khoá học tiến sĩ bên Anh chỉ có một kỳ nhập học vào tháng 9 và phải nộp đơn từ tháng 1 cùng năm đó. Có đúng như vậy không? Và xin chương trình cho biết có phải một trong những điều kiện cần thiết để đựơc chấp nhận học tiến sĩ bên Anh thì phải nộp research proposal từ lúc nhập học, và phải được chấp nhận thì mới có offer letter. Có đúng như vậy không? - Chị Nguyễn Phương Thảo - Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Thực ra nhập học cho khoá học tiến sĩ rất linh hoạt chứ không chỉ nhập học vào tháng 9. Để nhận được một offer letter thì bạn phải làm những việc sau đây: Gửi một bộ hồ sơ đăng ký học đầy đủ sang trường mà bạn đã lựa chọn càng sớm càng tốt; tìm một giáo sư hướng dẫn đề tài; gửi đề tài nghiên cứu của mình sang nhà trường. Khi người giáo sư đó đồng ý làm giáo sư hướng dẫn đề tài cho bạn thì lúc đó trường sẽ gửi thư mời học đến bạn. * Để du học tại Anh quốc thì cần những điều kiện nào? Chi phí học tập và sinh hoạt trong một năm? Trình độ tiếng Anh? - Chị Nguyễn Phương Thảo - Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Câu hỏi của bạn rất rộng và bạn cũng không nói rõ bạn đang ở trình độ nào nên chúng tôi sẽ đưa ra một câu trả lời chung. * Em muốn đi du học thì cần cân nhắc những yếu tố gì? - Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Những câu hỏi cần đặt ra khi muốn đi du học là: a/ Trình độ tiếng Anh của mình có đủ để đáp ứng khóa học không?
* Tôi xin phép đặt câu hỏi liên quan đến thư giới thiệu khi xin học bổng đi du học. Vì thời gian gấp rút nên tôi đã không kịp liên hệ xin giấy giới thiệu của một giáo sư có uy tín. Ở phần thư giới thiệu tôi đã đề tên của một người khác. Bây giờ đã có kết quả: Tôi nhận được học bổng. Nếu tôi thay thư giới thiệu đã để trong bộ hồ sơ bằng thư của vị giáo sư đó thì có ảnh hưởng gì không? Tôi có bị tước học bổng không? (Thư của vị giáo sư đó rất có giá trị). (Lê Thị Cẩm Thuý). - Chị Nguyễn Phương Thảo - Chuyên viên Hội Đồng Anh: Trước hết, xin chúc mừng bạn đã nhận được học bổng của trường. Theo chúng tôi, khi bạn đã may mắn nhận được học bổng rồi thì việc bạn bổ sung thư giới thiệu của một giáo sư khác cũng không ảnh hưởng đến kết quả học bổng của bạn, trừ khi tên của người “khác” mà bạn đã đề tên là không có thật. Cũng có thể, trường của bạn sẽ hỏi bạn tại sao bạn muốn thay thư giới thiệu, và bạn cũng nên chuẩn bị cho tình huống trả lời này. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể bổ sung thư giới thiệu của giáo sư đó để bộ hồ sơ của bạn ấn tượng hơn. * Em muốn hỏi để được học bổng ĐH tại Anh phải đạt những tiêu chuẩn gì? - Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Lời khuyên của chúng tôi là em nên tiến hành tìm kiếm trường ĐH có dạy chuyên ngành mà em yêu thích. Sau đó liên lạc trực tiếp với trường để hỏi về trường hợp của em và tìm hiểu yêu cầu về học bổng của từng trường. Bộ phận tuyển sinh của trường sẽ xét hồ sơ và quyết định em có đủ tiêu chuẩn để nhập học ngay năm đầu tiên hay không. Em có thể xem trang www.educationuk-vietnam.org và vào mục "Scholarship and fees" để tìm hiểu cơ hội học bổng. * Em muốn đi du học thì cần cân nhắc những yếu tố gì? - Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Những câu hỏi cần đặt ra khi muốn đi du học là: * Em muốn hỏi để được học bổng ĐH tại Anh phải đạt những tiêu chuẩn gì? - Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Việc xin học bổng thường rất cạnh tranh tại các trường ĐH, do vậy để dành được suất học bổng sinh viên cần phải chứng tỏ khả năng của mình hơn những sinh viên đạt các yêu cầu nhập học thông thường của trường.Lời khuyên của chúng tôi là em nên tiến hành tìm kiếm trường ĐH có dạy chuyên ngành mà em yêu thích. Sau đó liên lạc trực tiếp với trường để hỏi yêu cầu nhập học và xem xét liệu mình có thể đáp ứng được hơn cao nữa những yêu cầu này không sau đó hỏi đến chính sách học bổng của trường và có sự chuẩn bị để nộp hồ sơ theo như hướng dẫn. . Bộ phận tuyển sinh của trường sẽ xét hồ sơ và quyết định em có đủ tiêu chuẩn để nhập học và được cấp học bổng hay không. Em có thể xem trang www.educationuk-vietnam.org và vào mục "Scholarship and fees" để tìm hiểu cơ hội học bổng. * Em nghe nói học bên Anh rất đắt, có đúng như vậy không? Sinh viên quốc tế có được hưởng những ưu đãi đặc biệt nào về chi phí không? - Chị Nguyễn Phương Thảo – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Nền giáo dục vương quốc Anh đem lại giá trị xứng đáng cho chi phí bạn bỏ ra. Mặc dù mức học phí hàng năm có thể nhỉnh hơn so với các nước khác, nhưng bằng cấp của Vương quốc Anh lại được đánh giá cao hơn trên thị trường thế giới. Ngoài ra các khóa học tại đây thường ngắn hơn ở các nước khác nên tổng chi phí học tập sẽ thấp hơn. Thêm nữa, cũng nhờ thời gian học tập ở Vương quốc Anh ngắn hơn, sinh viên có thể ra công tác và có thu nhập sớm hơn bạn đồng trang lứa du học ở các nước khác. Bên cạnh đó, những quyền lợi và chế độ ưu đãi mà sinh viên quốc tế được hưởng giúp giảm chi phí trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Ngoài ra, là thành viên của Liên đoàn sinh viên Quốc gia, bạn có thể tiết kiệm được tới 50% cho mọi chi phí từ sách vở tới các hoạt động vui chơi giải trí. Đồng thời, tất cả các sinh viên du học tại Vương quốc Anh với thời gian từ 6 tháng trở lên đều được hưởng chế độ chăm sóc y tế miễn phí thông qua dịch vụ y tế quốc gia. Bạn không cần phải tính đến chi phí bảo hiểm y tế khi hoạch định ngân sách du học của mình. Nếu muốn tăng thêm thu nhập, bạn có thể làm việc 20 giờ một tuần trong kỳ học, và làm việc cả ngày trong kỳ nghỉ.
* Hội đồng Anh có thể cho tôi biết: Nếu học xong năm đầu đại học tại, tôi có thể chuyển sang Anh học không? Nếu được, tôi cần có những điều kiện gì để nhập học? Lưu ý khi hỏi các trường, bạn cần phải cung cấp cho họ: thông tin về bảng điểm học tâp của bạn trong 2 năm gần đây và đặc biệt nếu là bảng điểm của năm thú nhất đại học (các thông tin đều đã phải dịch sang tiếng Anh); chứng nhận về khả năng tiếng Anh của bạn thông qua kết qủa thi tiếng Anh quốc tế như IELTS hoặc TOEFL.
* Cách nộp đơn vào các trường ở Anh? - Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Sau khi đã tìm được khóa học thích hợp, học sinh cần tiến hành các bước sau: 1. Hãy kiểm tra các yêu cầu đầu vào tối thiểu cho từng khóa học mà bạn muốn nộp đơn, việc này bạn có thể xem trên www.educationuk-vietnam.org hoặc qua các cuốn Undergraduate Prospectus của trường hiện có tại văn phòng Hội đồng Anh ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh, Không có lý do gì để bạn nộp đơn mà lại không nắm rõ những điều đó. (hãy nhớ rằng các trường có thể yêu cầu nhiều hơn những điều kiện tối thiểu nếu có sự cạnh tranh về số lượng đơn nhập học). 2. Bạn có thể xem thêm thông tin về các khóa đại học và quy trình nộp đơn vào đại học trên trang www.ucas.com. Ngoài ra ở Trung tâm Thông tin của Hội đồng Anh có cuốn sách “Điền đơn UCAS như thế nào?” (How to complete your UCAS form). Bạn hãy đến để tìm đọc cuốn sách này để được hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ hơn.
* Tôi muốn đi học tiến sĩ chuyên ngành dầu khí nhưng không biết có dễ dàng tìm các chuơng trình này ở Anh không, làm thế nào để chọn đuợc một khóa học tốt, tôi có cơ hội nào để tìm học bổng hay hỗ trợ tài chính không? - Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Để tìm các khóa học về Oil & Gas bậc tiến sĩ, bạn có thể tìm tại trang web chính thức của Hội đồng Anh về giáo dục Anh www.educationuk-vietnam.org . Tại ô Key word bạn hãy đánh Oil and Gas, hệ thống máy sẽ tìm kiếm cho bạn những khóa học trên đại học về chuyên ngành này. Bạn sẽ phải vào link của từng khóa học để xem chi tiết cụ thể về nội dung khóa học cũng như thông tin về trường đại học. Khi chọn khóa học, bạn cần cân nhắc những yếu tố sau: + Nội dung khóa học có phù hợp với mục đích của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trang web của chương trình NewRoutePhD tại địa chỉ www.newroutephd.ac.uk. Đây là chương trình dạy PhD tồn tại song song với các chương trình PhD thông thường. Hiện nay chương trình đã được giảng dạy tại 34 trường đại học hàng đầu về nghiên cứu ở Vương quốc Anh. Chương trình này được sự hỗ trợ của Chính phủ Anh, của HEFCE (Higher Education Funding Council of England) và của Hội đồng Anh. Khóa học NewRoutePhD sẽ kéo dài 4 năm, thay bằng 3 năm so với các khóa PhD khác. Thông tin chi tiết mời bạn vào trang web nêu trên. * Chương trình International foundation và HND là gì? - Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Chương trình International Foundation là một chương trình được thiết kế dành riêng cho những học sinh quốc tế đã tốt nghiệp bậc phổ thông nhưng vẫn cần nâng cao kiến thức, kỹ năng học tập, trình độ tiếng Anh để theo học Đại học tại Vương quốc Anh. Khóa học này kéo dài một năm với mục tiêu cơ bản là chuẩn bị cho học sinh đạt được yêu cầu tuyển sinh của các trường Đại học. Các khóa Foundation được thiết kế theo chuyên ngành cụ thể và được công nhận bởi trường Đại học nên khi học sinh có kết quả học tập tốt sẽ được đảm bảo tiếp nhận nhập học bậc cử nhân tại chính trường đại học đó. Tuy nhiên vì khóa Foundation này không phải là chương trình toàn quốc gia nên không phải tất cả các trường đại học ở Vương quốc Anh đều chấp nhận kêt quả cuối khóa. Do đó bạn cần lưu ý lấy thông tin hướng dẫn trong việc chọn môn học, chuyên ngành cử nhân hay tìm hiểu danh sách các trường dạy đại học sẽ chấp nhận kết quả khoá foundation mà bạn chọn. HND (Higher National Diploma) là chương trình đào tạo Bằng dạy nghề cao cấp quốc gia. Khóa học kéo dài hai năm, mang tính hướng nghiệp rất rõ ràng. Ở một số chuyên ngành, với bằng HND bạn có thể vào thẳng năm cuối cùng của chương trình Đại học để lấy bằng cử nhân. Khoá HND có thời gian học là 2 năm. Thông tin thêm về khóa HND có thể tìm được qua trang web http://www.edexcel-international.org * Xin chương trình cho em biết em có thể tìm kiếm học bổng du học ở Vương quốc Anh từ những nguồn thông tin nào? - Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Một số chương trình học bổng cho du học sinh ở Anh: 1. Chương trình học bổng của các trường tại Vương quốc Anh (Institutional scholarship): Bạn có thể tìm thấy danh sách các trường có học bổng cho Sinh viên Việt Nam tại http://www.educationuk-vietnam.org. Học bổng của các trường thường là học bổng bán phần, nhiều nhất là 100% học phí. Người xin học bổng phải tự chi trả số tiền học phí còn lại và chi phí sinh sống tại Anh trong suốt thời gian học tập. Những bạn quan tâm đến học bổng của các trường hãy liên hệ với các trường theo địa chỉ email có sẵn trong danh sách hoặc website của trường để hỏi cụ thể về thủ tục nộp đơn, các ngành học được cấp học bổng… 2. Chương trình học bổng do Hội đồng Anh quản lý: Hội đồng Anh Việt Nam quản lý nhiều chương trình học bổng, trong đó bao gồm British Chevening Scholarships và các chương trình học bổng khác như BP-Leeds-FCO Chevening scholarships; Chevening-University of Strathclyde-Vodaphone Scholarships v.v… Những học bổng này thường do Chính phủ Anh kết hợp với các trường đại học và một số tổ chức khác tài trợ. Học bổng Chevening là do Bộ Ngoại Giao Anh tài trợ. Tuy nhiên học bổng này không phù hợp với những ai có ý định chuyên sâu theo lĩnh vực hàn lâm (ví dụ, như để tiếp tục nghiên cứu hoạc giảng dạy tại các trường đại học. Thông tin về những chương trình học bổng này, bạn có thể vào website: http://www.educationuk-vietnam.org 3. Chương trình học bổng của Chính phủ Việt Nam: Để có thông tin về chương trình học bổng này, mời bạn l liên hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hỏi cụ thể. * Khi chọn trường nội trú hay cao đẳng tư thục em nên cân nhắc những điểm gì? - Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Một số lưu ý khi chọn trường khi du học ở Anh: + Cần xem chi phí cho trường bao gồm những gì. Thông thường, chi phí bao gồm: học phí, bảo hiểm y tế, chỗ ở, bữa ăn, văn phòng phẩm, sách giáo khoa, trang thiết bị về thể thao và giải trí. Chi phí này không bao gồm: đồng phục, quần áo thể thao, tiền điện thoại hoặc chi phí du lịch.
* Em vừa học xong đại học và muốn học tiếp lên cao học ở Anh. Em được biết một số trường tại Anh có nhận đơn nhập học trên mạng, vậy em nộp đơn qua mạng như thế nào và đó là những trường nào? Nộp đơn qua mạng có gặp khó khăn gì không? - Chị Lê Thu Hiền – Chuyên viên phát triển giáo dục của Hội đồng Anh: Nộp đơn qua mạng rất thuận tiện. Bằng cách nộp đơn qua mạng, bạn có thể nộp đơn trực tiếp cho ngành học hoặc trường mà bạn thích. Các bước hướng dẫn trên mạng dễ hiểu và dễ thực hiện. Để biết xem một trường nào đó có cho phép bạn nộp đơn qua mạng hay không, bạn tìm kiếm trên trang web của trường đó mục cho phép nộp đơn qua mạng. Bạn có thể vào trang web: www.prospects.ac.uk , sau đó vào mục Postgraduate Study/Apply online để tìm danh sách các trường đại học chấp nhận nộp đơn qua mạng cho các khoá cao học. |
TNO
Bình luận (0)