Xuất phát từ ý tưởng ra đời cách đây 4 năm của giáo sư Nguyễn Văn Huy, cố vấn khoa học, nguyên Giám đốc bảo tàng, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học đã dành 2 năm cho việc chuẩn bị, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật chủ yếu ở cộng đồng công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội).
Khoảng 120 hiện vật được sưu tầm từ trong và ngoài nước, được trưng bày tại cuộc triển lãm lần này đã thể hiện được những nét văn hóa tiêu biểu của người Công giáo trên khắp Việt Nam.
Năm chủ đề chính khắc họa cuộc sống người Công giáo được trưng bày tại triển này đó là: Sự khởi đầu, Lớn lên, Hôn nhân và gia đình, Về cõi trường sinh và Sinh hoạt cộng đồng với các nghi lễ liên quan, các ngày lễ trong năm và nghề thủ công của người Công giáo...
Cùng với trưng bày, bảo tàng cũng tổ chức 5 buổi thuyết trình về văn hóa và cuộc sống của người Công giáo, cùng những hoạt động giáo dục cho trẻ em. Trưng bày sẽ mở cửa đến 10.5.2009.
Dưới đây là một số hình ảnh do Thanh Niên Online ghi lại tại cuộc triển lãm này.
Tượng Đức mẹ sầu bi tại gian trưng bày |
Một vị khách nước ngoài bên chân dung của giáo sĩ dòng Tên người Pháp Alexandre de Rhodes (1591- 1660), ở Việt Nam thời kỳ 1624 - 1630 và 1640 – 1646, người đã có công lớn trong việc phiên âm Việt ngữ bằng mẫu tự La tinh |
Sách Phép giảng Tám ngày do giáo sĩ Alexandre de Rhodes biên soạn vào thế kỷ 17 để dạy giáo lý cho người muốn theo đạo; được tái bản trong cuốn Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên năm 1961. |
Mô hình hang đá Chúa Giêsu ra đời – tác phẩm của các em trong Ban giúp lễ ở giáo xứ Phú Nhai (Nam Định) |
Hình ảnh một đám cưới của người Công giáo |
Trường Sơn
Bình luận (0)