Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó viện trưởng Viện Đào tạo sau ĐH Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thông tin: “Chúng tôi đã gặp không ít tình huống khi mở luận văn của học viên ra, thấy học viên này giống học viên kia tương đối nhiều. Tôi từng chấm một số luận văn chép nhiều trang của một bài đăng trên tạp chí chuyên ngành mà không ghi trích dẫn”.
Tiến sĩ Trịnh Thanh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng thừa nhận: “Trong quá trình chấm luận văn, chúng tôi phát hiện khá nhiều đề tài bị trùng lặp. Tuy nhiên, chỉ có thể phát hiện trong phạm vi trường. Nếu luận văn đó sao chép bên ngoài thì rất khó kiểm soát”.
tin liên quan
Đào tạo thạc sĩ, cứ vào là raThoáng đầu vào, dễ dãi trong đào tạo, thậm chí nợ cả đầu ra là thực
trạng phổ biến hiện nay của nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ.
Theo tiến sĩ Sơn, việc này có nguyên nhân là do có quá nhiều trường đào tạo cùng một ngành học, mỗi năm lại có hàng ngàn người làm luận văn thì đề tài chắc chắn sẽ cạn kiệt, không tránh khỏi sự trùng lặp ở một ý tưởng nào đó. Trong khi đó, PGS-TS Lê Trung Chơn, Trưởng phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, lý giải: “Một nguyên nhân sâu xa là ở ta, việc thiết kế chương trình đào tạo thạc sĩ theo 2 hướng ứng dụng và nghiên cứu còn chưa rõ ràng. Đúng ra, ở hướng ứng dụng, người học có thể vừa đi học thạc sĩ vừa đi làm mà không nhất thiết phải làm luận văn. Ở hướng nghiên cứu, người học tốt nghiệp cao học sẽ tiếp tục học lên tiến sĩ, vì vậy yêu cầu luận văn thạc sĩ phải đáp ứng các tiêu chí quan trọng cho định hướng này”. Hiện nay, quy chế của Bộ GD-ĐT về đào tạo thạc sĩ cũng theo 2 định hướng này, nhưng tất cả người học đều phải làm luận văn như nhau và cũng chỉ được cấp một loại bằng giống nhau.
tin liên quan
Không thể 'bình dân hóa' luận án tiến sĩViệc đào tạo tiến sĩ ở Học viện Khoa học xã hội gây xôn xao dư
luận, một lần nữa lại rộ lên mối băn khoăn lâu nay: Thế nào là một đề
tài xứng tầm luận án tiến sĩ?
Nhiều trường ĐH đưa ra các biện pháp để hạn chế việc sao chép luận văn. Một số trường mua phần mềm kiểm tra bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM mới đây vừa triển khai phần mềm kiểm tra tiếng Việt Thinkitin. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì công bố toàn bộ các công trình nghiên cứu trước đó lên trang web…
Bình luận (0)