Trung Quốc dùng tàu cá 'độc chiếm' biển Đông - Kỳ 2: Dùng cả hệ thống định vị quân sự

29/07/2014 05:50 GMT+7

(TNO) Các tàu cá Trung Quốc, được chính quyền nước này trang bị miễn hệ phí thống định vị vệ tinh, có thể dễ dàng liên lạc với lực lượng tuần duyên Trung Quốc, trong chiến thuật độc chiếm biển Đông nhờ... tàu cá, theo Reuters.

(TNO) Các tàu cá Trung Quốc, được chính quyền nước này trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh, có thể dễ dàng liên lạc với lực lượng tuần duyên nếu có “biến” khi đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp, nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý “nuốt trọn” biển Đông.

 
Tàu cá của Trung Quốc ở Hải Nam - Ảnh: Reuters

>> Trung Quốc dùng tàu cá 'độc chiếm' biển Đông - Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân  

Theo Reuters, Trung Quốc có 16 vệ tinh trong quỹ đạo trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm 2012.

Hệ thống vệ tinh Beidou được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ (GPS) và hệ thống định vị GLONASS của Nga. Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters.

Các tàu cá Trung Quốc, được cung cấp miễn phí hệ thống định vị vệ tinh Beidou và đã từng dùng hệ thống này để liên lạc với lực lượng tuần duyên Trung Quốc khi họ đánh bắt trái phép trong vùng biển tranh chấp và đối đầu với lực lượng tàu chấp pháp nước ngoài, theo Reuters.

Chỉ cần bấm nút tình huống khẩn cấp, hệ thống Beidou gửi thông điệp trực tiếp đến cơ quan chức năng Trung Quốc cùng với dữ liệu vị trí chính xác tàu cá để các tàu khác đến hỗ trợ.

Hệ thống Beidou còn giúp các ngư dân trên tàu thông tin liên lạc với các ngư dân khác hoặc gia đình ở đất liền.

Các ngư dân còn được chính quyền Hải Nam khuyến khích đánh cá trái phép ở quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ông Zhang Jie, phó giám đốc Cục An toàn Hàng hải Hải Nam, xác nhận thông tin này với Reuters.

Vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng có chuyến thăm bất ngờ đến cảng Quỳnh Hải (Hải Nam) và tuyên bố phải bảo vệ ngư dân trong vùng biển tranh chấp, theo Reuters.

Một thuyền trưởng Trung Quốc giấu tên cho biết tàu cá của ông được chính quyền Trung Quốc hỗ trợ 2.000 - 3.000 nhân dân tệ (320 - 480 USD) cho một động cơ 500 mã lực.

“Chính quyền chỉ đạo cho chúng tôi cần phải đánh cá ở đây và họ trả tiền trợ cấp xăng dầu cho tàu cá dựa vào kích thước động cơ”, thuyền trưởng này cho hay.

Vào cuối tháng hai 2.2014, công ty Shandong Homey, một công ty hải sản lớn Trung Quốc, cũng đưa tàu cá của họ ra vùng biển tranh chấp trên biển Đông và cũng được chính phủ hỗ trợ tài chính cùng hệ thống định vị vệ tinh.

Webiste của công ty còn cho rằng họ đưa tàu vào vùng biển tranh chấp trên biển Đông “nhằm làm theo lời kêu gọi từ chính chính quyền Trung Quốc là phát triển biển Đông đảm bảo chủ quyền đất nước”.

Vào cuối tháng 5.2014, một tàu mang số hiệu #11209 của Shandong Homey đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh đặt trái phép giàn khoan (Hải Dương 981 - PV) trong vùng biển Việt Nam, theo Reuters.

Phúc Duy

>> The Diplomat: Giàn khoan Hải Dương-981 có thể bị bão thổi tung
>> Mỹ: Căng thẳng ở biển Đông có phần hạ nhiệt
>> Giàn khoan Hải Dương-981 đã dịch chuyển khỏi vùng biển của Việt Nam
>> Mỹ hoan nghênh Trung Quốc dời giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam
>> Giàn khoan Hải Dương-981 dịch chuyển ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
>> Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan trở lại
>> Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam
>> Tàu cá TQ rút khỏi khu vực giàn khoan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.