Trung Quốc sẽ cải tổ quân đội theo mô hình giống Mỹ

01/09/2015 14:00 GMT+7

(TNO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiến hành một cuộc đại cải tổ quân đội nhằm tăng sức mạnh cho hải quân và không quân để đối phó với các cường quốc khác trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi hiện nay.

(TNO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiến hành một cuộc đại cải tổ quân đội nhằm tăng sức mạnh cho hải quân và không quân để đối phó với các cường quốc khác trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi hiện nay.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi duyệt binh ở Trung Quốc - Ảnh: ReutersChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama duyệt đội danh dự khi thăm Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Ông Tập Cận Bình được cho là sẽ tuyên bố kế hoạch này nhân dịp Trung Quốc tổ chức buổi duyệt binh qui mô lớn vào ngày 3.9 nhân kỷ niệm ngày Chiến thắng cũng là kết thúc Thế chiến II, hãng Bloomberg cho hay hôm 31.8.
Bloomberg dẫn một nguồn tin uy tín cho biết, kế hoạch này có ý nghĩa đối với Trung Quốc. Theo đó Bắc Kinh sẽ liên kết các lực lượng bộ binh, hải quân, không quân và binh đoàn tên lửa chiến lược dưới quyền chỉ huy của một bộ tư lệnh. Việc sắp xếp này sẽ cắt giảm lực lượng bộ binh truyền thống nhưng lại nâng cao vai trò của hải quân và không quân. Theo Bloomberg, nếu việc cải tổ theo hướng như nguồn tin cung cấp, mô hình quân đội của Trung Quốc sẽ giống cấu trúc tư lệnh liên quân của Mỹ.
Trong kế hoạch này, Trung Quốc sẽ giảm từ 7 quân khu xuống còn 4 quân khu, theo Bloomberg. Đây được xem là cuộc cải tổ lớn nhất của quân đội Trung Quốc trong vòng 30 năm qua. Cuộc cải tổ trước đó vào năm 1985 do ông Đăng Tiểu Bình khởi xưởng đã giảm từ 11 xuống còn 7 quân khu như hiện nay và cắt giảm 1 triệu binh lính lúc bấy giờ.
Thời điểm chín muồi
Quân đội Trung Quốc sẽ được cải tổ - Ảnh: BloombergQuân đội Trung Quốc sẽ được cải tổ - Ảnh: Bloomberg
Kế hoạch cải tổ được ông Tập Cận Bình ấp ủ từ lâu với mục tiêu quân đội Trung Quốc có thể “chiến đấu và chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh hiện đại”. Tuy nhiên, nó đã bị trì hoãn để nhường cho kế hoạch truy quét tham nhũng làm trong sạch quân đội. Hàng chục tướng lĩnh đương chức và nghỉ hưu đang bị điều tra vì những bê bối liên quan đến tham nhũng. Trong số này có tướng Quách Bà Hùng, cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình nhắm vào các tướng lĩnh cũng nhằm mục đích tăng uy lực cho ông trong quân đội và để kế hoạch cải tổ dễ dàng được thực hiện thành công, Bloomberg dẫn nhận định của đại tá về hưu Yue Gang, cựu sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc.
“Bây giờ, thế lực của ông ấy đã đủ mạnh để thực hiện mục tiêu cải tổ quân đội và lập một lộ trình tranh đua với (quân đội) Mỹ”, ông Yue Gang  phát biểu với Bloomberg.
Kế hoạch thành lập bộ tư lệnh liên quân được đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra hồi tháng 11.2013 ở cả 2 cấp vùng và quốc gia. Cấu trúc này là cần thiết để nâng cao khả năng liên lạc và phối hợp giữa các lực lượng và cho phép lực lượng bộ binh có thể nhanh chóng chuyển thành lực lượng tác chiến ở vùng duyên hải.
Không quân và hải quân sẽ là lực lượng nòng cốt của quân đội Trung Quốc - Ảnh minh  họa: AFPKhông quân và hải quân sẽ là lực lượng nòng cốt của quân đội Trung Quốc - Ảnh minh  họa: AFP
Kế hoạch cũng sẽ sáp nhập 2 tổng cục hậu cận và vũ khí thành một. Và Bộ Quốc phòng chỉ đảm nhận nhiệm vụ hành chính và quan hệ ngoại giao, trong khi những quân nhân không trực tiếp chiến đấu và viện quân sự sẽ bị giảm thiểu.
Mất nhiều năm để triển khai
Thực ra, theo Bloomberg, quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm mô hình liên quân trong các cuộc tập huấn bắt đầu từ tháng trước. Theo số liệu hiếm hoi được Bắc Kinh công bố, bộ binh nước này có khoảng 850.000 quân, không quân có 398.000 quân và hải quân có 235.000 quân. Tuy nhiên, con số này là thống kê của năm 2013, chưa có số liệu của năm 2014 hay hiện nay.
Phillip Saunders, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng (National Defense University) ở Washington, Mỹ nhận định việc chồng chéo giữa các lực lượng hiện nay là một nhược điểm khi Trung Quốc triển khai tác chiến.
“Việc thành lập bộ tư lệnh liên quân và có cơ chế kiểm soát sẽ giúp khắc phục nhược điểm trên. Tuy nhiên, một khi Mỹ mất nhiều năm để có thể phối hợp giữa các lực lượng và thực hiện triển khai tác chiến, thì quân đội Trung Quốc sẽ phải mất nhiều năm hơn thế”, ông Saunders kết luận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.