- Dota 2: DAC - Team Secret gieo kinh hoàng trong ngày đầu
- LMHT: DJ Sona mở đường cho thay đổi mới
- LMHT: Những bộ cosplay đẹp nhất từ trước đến nay
Nếu đang đọc bài viết này chứng tỏ bạn chưa biết chút gì về thể thao điện tử (eSports), hoặc ít nhất là bạn tò mò về nó. Vậy thể thao điện tử là gì?
Có thể định nghĩa, thể thao điện tử là tất cả những trò chơi điện tử có tính cạnh tranh cao, với mục tiêu thường là tiền và giải thưởng. Bạn đã từng tham gia một giải Street Fighter trên hệ máy thùng chưa? eSports giống hệt như vậy, ngoại trừ việc phải đặt tiền cược. Trong khi Street Fighter chỉ có thể chơi ở một cấp độ cạnh tranh nhất định, thì những môn thể thao điện tử quy mô nhất thế giới hiện nay là những trò chơi mang tính đồng đội: Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2.
Kết hợp với sự bùng nổ của truyền hình trực tiếp, giúp cho Thể thao điện tử trở thành một trào lưu thịnh hành được phát sóng trên truyền hình và hằng ngày có hơn vài chục triệu người xem. Tuy nhiên đối với một người mới đặt chân vào "vương quốc" eSports thì những từ như "nerf", GGWP, Aggro...thường được các bình luận viên gào to là những từ khó hiểu.
Bài viết này dành cho những người không chuyên, sợ hãi và hiếu kỳ, đây là từ điển eSports cơ bản. Bài viết sẽ không nói về những thuật ngữ đáng sợ như kiểu “tower-diving” (băng trụ) hay những thuật ngữ game quá phức tạp, cũng như sẽ không bàn đến sự khác nhau giữa MOBA và RTS (chiến thuật) hay FPS (bắn súng). Bài viết sẽ chỉ tập trung mang lại cho bạn đọc khả năng phân tích những điều cơ bản nhất trong cuộc nói chuyện giữa lũ bạn game thủ eSports của mình. Và đây là tất cả những khái niệm cơ bản nhất của thể thao điện tử.
Từ vựng thể thao điện tử
Aggro (Danh Từ) - Một trường khái niệm nhắc tới phong cách chơi thiên về tấn công hơn là phòng ngự.
“Chà, bộ bài aggro đó thật khó để ngăn chặn.”
Ban (Động từ) - Trong những giải đấu, game thủ và các đội được phép chọn những tướng hoặc lớp nhân vật mà họ muốn “ban” để chắc chắn rằng họ không gặp phải những khắc tinh đối với chiến thuật của mình. Những lượt cấm gắn liền với metagame (xu hướng chơi nói chung) và là một phần chiến thuật quan trọng trong những trận đấu thuộc đẳng cấp cao.
“Ồ, Rek’Sai lại bị ban đầu tiên, thật đáng ngạc nhiên.”
Ban/Pick, một phần không thể thiếu trong eSports.
Buff (Động từ) - Khiến cho tướng/phép thuật/ngọc/quái vật trở nên mạnh mẽ hơn. Hành động này được xây dựng bởi những nhà phát triển trò chơi và được xây dựng vì sự cân bằng.
“Tôi muốn Blizzard buff cho Illidan. Nó quá yếu.”
Buff (Danh từ) - Một hiệu ứng nhằm tăng sức mạnh cho người chơi, thường đạt được nhờ vào một số điều kiện nhất định trong trò chơi.
“Đó là buff Rồng thứ hai dành cho Cloud9. Họ sẽ gây nhiều sát thương hơn trong giao tranh tới.”
Cheese (Danh từ) - Một chiến thuật tận dụng những cơ chế của trò chơi một cách không công bằng hay nói cách khác là “chơi xấu”. Hành động này thường bị cộng động quy là phi thể thao hoặc bắt nguồn từ việc thiếu kỹ năng.
Caster (Danh từ) - Gần giống như streamer (những game thủ chuyên nghiệp thực hiện phát sóng truyền hình cá nhân), nhưng việc của họ không phải chơi game, họ thường tập trung vào bình luận về cách chơi/ trận đấu của những người chơi khác. Trong năm 2015, hầu hết những trò chơi mang tính cạnh tranh cao đều có chức năng bình luận được xây dựng ngay trong giao diện để tạo điều kiện cho casters.
“Caster ưa thích của tôi là Day9, tôi thích sự hiểu biết về StarCraft cũng như tính cách niềm nở của anh ấy.”
Dàn Casters của CKTG mùa 4 LMHT .
Dennis (Danh từ) - Chủ yếu được sử dụng trong cộng đồng Hearthstone nhưng cũng có thể bắt gặp ở những nơi khác. Dennis là một người mới bắt đầu làm quen với game và chưa nắm được những cơ chế căn bản khi chơi, khiến họ có những nước đi “tù”, không hiệu quả hoặc trở thành trò hề.
“Anh chàng đó vừa hạ một Wisp và một Grimscale Oracle ngay lượt đầu, đúng là một Dennis!”
Farm (Động từ) - Ban đầu đây là khái niệm đề cập tới một quá trình "cày cuốc" và nhàm chán của những trò chơi nhập vai, giờ đây thì farming được sử dụng để mô tả những công việc lặp đi lặp lại để có thể dẫn trước trong eSports, cả in-game lẫn trong lối chơi nói chung. Farming trong LMHT thường tương ứng với việc kết liễu quái vật để nhận được vàng, nhưng với StarCraft và Hearthstone thì đó lại là việc “cầy thang”, đơn giản là thắng cả tá trận đấu để leo hạng càng cao càng tốt.
“Tôi đã không đăng nhập vài ngày rồi, tôi thực sự đã buông lỏng việc farm của mình.”
Gank (Động từ) – Chính xác là một cuộc mai phục. Thường được sử dụng trong những trò chơi như LMHT và Dota. Bị gank có nghĩa là bạn bị một người chơi khác kết liễu nhanh và đầy bất ngờ.
“Gank đường giữa nào, tôi sẽ tăng tốc cho cả đội.”
gg (Thán từ) – Viết tắt của “good game,” một câu nói cổ điển thể hiện sự lịch sự khi kết thúc mỗi trận đấu.
“gg, chúng tôi sẽ thắng vào lần tới.”
Kappa (Danh từ) – Nhắc tới một bức ảnh đen trắng với khuôn mặt của John Kappa, cựu nhân viên Twitch. Bức ảnh này có thể được dùng như một biểu cảm trong kênh chat Twitch, với nụ cười tinh quái và đôi mắt phán xét, nó trở thành một biểu tượng cho sự trêu chọc và mỉa mai. Ngoài việc được sử dụng như một biểu cảm kênh chat, Kappa cũng được sử dụng trong văn nói để khiến các cuộc trò chuyện thêm phần hài hước.
“Tôi không muốn nghe bài “Often” của The Weeknd vì tôi thường xuyên (often) nghe nó rồi. Kappa.”
Chân dung John Kappa
Meta (Danh từ) – Viết tắt của “metagame.” Thuật ngữ được sử dụng để nói về những chiến thuật, tướng, bộ bài, kiểu xây dựng nhân vật… đang thịnh hành. Đi trước meta chính là chìa khoá thành công cho những game thủ đẳng cấp cao.
“Tất cả những gì tôi thấy là Hunters và Zoolocks, chúng ta đang ở trong một meta vô cùng hung hãn.”
Montage Parodies (Danh từ) – vốn được biết tới là những thước phim chế đầy màu sắc mà một cậu bé 12 tuổi có thể làm ra từ Call of Duty hay những trận raid của World of Warcraft. Montage Parodies thường tạo ra một phong cách độc đáo và đầy tiếng cười. Biểu tượng Doritos, Mountain Dew và Illuminati là những chủ đề phổ biến.
“Montage parody “Goat Simulator” của tao sẽ vô cùng vui nhộn. Tao đã photoshop hình Wally thành cái chuồng.”
Nerf (Động từ) – Đối nghịch với “buff”, khi mà nhà phát triển khiến thứ gì đó yếu đi.
“Riot phải nerf Sivir thôi, cô ta quá mạnh.”
OP (tính từ) - Viết tắt của “overpowered.” Khái niệm để mô tả một thứ quá mạnh so với phần còn lại, và cần phải “nerf” ngay.
“Akali OP quá. Tại sao vị tướng này lại chưa bị nerf vậy?”
Rekt (Động từ) - Điều xảy ra khi bạn nghiền nát, bị bắn, bị đập, bị đè nén, bị lăn cầu tuyết, nói chung là bị rơi vào chiếu dưới trong eSports. Phát triển từ thời “owned” và “pwned” trong CS/Warcraft III. Về cơ bản “rekt” có nghĩa là bạn đang thua đậm.
“Tôi thực sự không ngờ tới pha gank đó. I got rekt.”
RNG (Viết tắt) - Random Number Generation. Từ tỷ lệ chí mạng tới rút bài, đây là một chất keo ngẫu nhiên để kết dính các trò chơi mang tính cạnh tranh với nhau. Đây cũng à nguồn gốc của sự nịnh hót và chế nhạo giữa những người chơi, đươc biết tới với cái tên “RNGsus.”
“Trời đất, làm thế nào mà hắn có thể chí mạng ngay lúc quan trọng đó. Tôi thật đen đủi với RNG.”
Salt (Danh từ) - Điều một game thủ nhận được khi cảm thấy thất vọng hoặc phiền não vì màn thể hiện của những người chơi khác, hoặc do những yếu tố ngẫu ngẫu nhiên của game (RNG.)
“Cấp độ salt của Reynad đã lên mức cực cao sau khi bộ bài của anh ấy phản chủ.”
Salty (Tính từ) – Một cách thông dụng hơn của “salt” trong các game thi đấu.
“Tôi cảm thấy salty sau trận đấu đó, tôi không thể làm gì nên hồn và Twisted Fate thì cứ cướp mạng của tôi.”
Strat (Danh từ) - Viết tắt của strategy, một phác thảo tổng thể về mục tiêu của bạn với tướng/lớp nhân vật/bộ bài/bất cứ thứ gì, và con đường để đạt được nó.
“Tôi đã dùng strat Nunu hỗ trợ kiểu hổ báo vài lần.”
Streamer (Danh từ) - Con gà đẻ trứng vàng của ngành eSports. Streamer là người chơi game (có thể là bất cứ game nào, nhưng chủ yếu chúng ta nói tới StarCraft, LMHT, Dota 2 và Hearthstone,) để giải trí cho người xem. Streaming có thể được thực hiện ngẫu nhiên hoặc chuyên nghiệp, mà gần như tất cả game thủ đều nhận được thù lao cho công sức của họ.”
“Streamer ưa thích của tôi là Trump, tôi thích sự thoải mái cũng như cách nói chuyện khi chơi của anh ấy.”
CaoMei - Game thủ đang kiếm được nhiều tiền nhất từ việc streaming.
Twitch (Danh từ) - Ông lớn của ngành streaming. Tiền thân là Justin.TV, công ty đã đổi tên thành Twitch vào năm 2011 để tập trung vào phân khúc đang phát triển này. Ngày nay thì tất cả những sự kiện lớn nhất của thể thao điện tử đều được chiếu trực tiếp tại đây. Nếu muốn xây dựng hình tượng của mình trong giới eSports, điều đầu tiên bạn cần làm chính là lập một kênh Twitch cho bản thân.
Bình luận (0)