Từ ‘đóa hồng’ Chiang Mai đến Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

25/03/2021 12:00 GMT+7

Thành phố Cà phê vừa công bố đối tác hợp tác phát triển dự án, tầm nhìn trở thành thành phố mẫu mực - cộng đồng Tỉnh thức theo lối sống xanh - bản sắc - thịnh vượng, đưa Buôn Ma Thuột trở thành Thủ phủ cà phê toàn cầu.

Tìm kiếm sự khác biệt từ địa danh di sản

Du lịch là ngành kinh tế không khói năng động nhất và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới hiện nay. 10 năm trở lại đây du lịch sinh thái đang trỗi dậy trên toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay. Nắm bắt xu hướng thời cuộc và những giá trị hiện hữu tại địa phương, Chiang Mai (Thái Lan) nổi lên như địa danh đi đầu trong công tác quảng bá hình ảnh của một điểm đến du lịch sinh thái, thu hút lượng lớn khách quốc tế trải nghiệm.
Chiang Mai cách Bangkok 700km về phía Bắc, diện tích 40,216 km². Thành phố này từng là thủ đô của vương quốc Lanna có lịch sử tồn tại hơn 700 năm. Với nền văn hóa riêng biệt, hệ thống đền thờ, di tích lịch sử, kiến trúc truyền thống nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác của Thái Lan, Chiang Mai còn được mệnh danh là “đóa hồng phương Bắc”.
Những công trình kiến trúc của vương quốc Lanna cổ là điểm đến hấp dẫn tại Chiang Mai

Những công trình kiến trúc của vương quốc Lanna cổ là điểm đến hấp dẫn tại Chiang Mai

Nhận diện những điều kiện thuận lợi, Thái Lan đầu tư phát triển Chiang Mai thành mũi nhọn nâng cao vị thế Thái Lan trong ngành du lịch sinh thái trên toàn cầu, vừa quảng bá hình ảnh quốc gia vừa nâng cao chất lượng đời sống người dân. Đầu tiên là khởi xướng dự án “Thành phố sáng tạo Chiang Mai” (Creative Chiang Mai) nhằm phát triển nền kinh tế sáng tạo trên các lĩnh vực thương mại, giáo dục và phát triển đô thị, hướng đến mục tiêu tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.
Sau đó là chiến lược đưa thành phố Chiang Mai trở thành điểm đến du lịch sinh thái hàng đầu. Cùng với văn hóa bản địa, xu hướng “sống lành” đã trở thành một phần đặc trưng của Chiang Mai với những loại hình du lịch nghỉ dưỡng, điền trang thu hút hàng triệu du khách quốc tế.
Cùng với văn hóa bản địa, xu hướng “sống lành” đã trở thành một phần đặc trưng của Chiang Mai

Cùng với văn hóa bản địa, xu hướng “sống lành” đã trở thành một phần đặc trưng của Chiang Mai

Ngay khi cả châu Á lao đao trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chiang Mai vẫn vững vàng trở thành một trung tâm du lịch quốc tế. Đến năm 2017, Chiang Mai chính thức được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo. Điều này không chỉ giúp Chiang Mai gia tăng giá trị thương hiệu thành phố, mà còn giúp Thái Lan đạt danh hiệu “Điểm đến tốt nhất châu Á” do Go Asia trao tặng và trở thành điểm đến du lịch, đầu tư và thương mại hấp dẫn hàng đầu trên thế giới.

Khát vọng về một thủ phủ cà phê tại Buôn Ma Thuột

So về địa thế, cảnh quan môi sinh, giá trị di tích văn hóa, lịch sử, nghệ thuật… thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hoàn toàn có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh bền vững. Buôn Ma Thuột có diện tích lớn gấp 9 lần Chiang Mai, là trung tâm của đại ngàn Tây nguyên. Trong Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, nơi đây được biết đến là địa bàn của hai nước Thủy Xá - Hỏa Xá, cội nguồn của người Ê đê, M’nông, Gia Rai. Sự tồn tại của đồng bào các dân tộc mang đậm văn hóa sử thi, văn hóa luật tục, văn hóa cộng đồng độc đáo đã tạo dựng nên một nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, với những di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể độc đáo và đồ sộ. Có thể kể đến như văn hóa rừng rẫy, lễ hội nhà dài, không gian văn hóa cồng chiêng (được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa nhân loại)…
Thành phố Buôn Ma Thuột hội tụ đầy đủ yếu tố điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa, tiềm lực tài nguyên để định vị sự khác biệt, đặc biệt

Thành phố Buôn Ma Thuột hội tụ đầy đủ yếu tố điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa, tiềm lực tài nguyên để định vị sự khác biệt, đặc biệt

Đặc biệt, Buôn Ma Thuột còn là thành phố hạt nhân của vùng nguyên liệu cà phê nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh hạt cà phê Robusta thơm ngon, được cộng đồng đam mê cà phê toàn cầu ưa chuộng. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển sang nền kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo và châu Á đang là khu vực thu hút cộng đồng quốc tế trải nghiệm du lịch sinh thái, Buôn Ma Thuột có thể dựa vào thế mạnh của ngành cà phê - năng lượng chủ đạo của kinh tế tri thức để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê và đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới.
Có thể xem đây như là bản phác họa cho khát vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ kinh tế - văn hóa cà phê vượt ra ngoài ranh giới quốc gia. Đưa Việt Nam phát triển không chỉ là cường quốc sản xuất cà phê mà còn là nơi phát huy những giá trị văn hóa, xã hội từ việc tạo nên thương hiệu cà phê chất lượng cao, nơi hội tụ nghệ thuật chế biến, thưởng lãm cà phê toàn cầu, không gian hòa hợp của rừng già - đồn điền và các khu phố cà phê hình mẫu nhằm quy tụ cộng đồng hàng tỉ người yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu hướng về.
Việt Nam không chỉ là cường quốc sản xuất cà phê mà còn là nơi phát huy những giá trị cà phê văn hóa vật chất, cà phê tinh thần đến cà phê xã hội

Việt Nam không chỉ là cường quốc sản xuất cà phê mà còn là nơi phát huy những giá trị cà phê văn hóa vật chất, cà phê tinh thần đến cà phê xã hội

Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột: Từ Khát vọng đến Trách nhiệm tự lãnh

Là thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, trong nhiều năm nay, xuất phát từ tinh thần phụng sự, tri ân nơi khai nghiệp, Trung Nguyên Legend vẫn luôn nỗ lực góp sức xây dựng các dự án góp phần vào việc nâng tầm và tôn vinh giá trị cà phê quốc gia.
Từ năm 2005, Trung Nguyên Legend đã cùng tỉnh Đắk Lắk tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, đánh dấu bước ngoặt của ngành cà phê gắn với Chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đăng bạ. Năm 2007, tiếp tục tổ chức Tuần lễ văn hóa cà phê tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2011, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức mỗi 2 năm 1 lần thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước.
Trung Nguyên Legend đã đề xuất ý tưởng xây dựng một thiên đường cà phê Buôn Ma Thuột và đưa nơi đây thành “thủ phủ cà phê toàn cầu”

Trung Nguyên Legend đã đề xuất ý tưởng xây dựng một thiên đường cà phê Buôn Ma Thuột và đưa nơi đây thành “thủ phủ cà phê toàn cầu”

Đến năm 2007, Đắk Lắk tổ chức hội thảo phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia. Tham gia hội thảo, Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã đề xuất ý tưởng xây dựng một thiên đường cà phê Buôn Ma Thuột và biến nơi đây thành “thủ phủ cà phê toàn cầu”. Nơi các tín đồ cà phê có thể thưởng thức cà phê trong một không gian văn hoá đặc trưng giữa thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, có thể tiếp cận mọi thứ về cà phê: một công trình biểu tượng của ngành cà phê, một bảo tàng cà phê, một viện nghiên cứu cà phê tầm cỡ, các loại hàng quán cà phê với mọi phong cách thưởng thức cà phê trên thế giới, những khu nghỉ dưỡng, du lịch phức hợp dựa trên triết lý cà phê kết hợp với văn hóa bản địa…
Khát vọng lớn, niềm tin mãnh liệt và ý chí quyết tâm đem lại lợi ích cho cộng đồng của nhà sáng lập Trung Nguyên Legend đã thuyết phục được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép Trung Nguyên Legend phối hợp với tỉnh Đắk Lắk xây dựng dự án tổng thể Thủ phủ cà phê toàn cầu. Với sự tin tưởng, ủng hộ của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, Trung Nguyên Legend đã từng bước hiện thực hóa “Thủ phủ cà phê toàn cầu” thông qua những dự án, công trình tiêu biểu gồm Làng Cà Phê Trung Nguyên Legend, Thành phố Cà phê, Bảo tàng Thế Giới Cà Phê,… và những nỗ lực sáng tạo hệ sản phẩm cà phê năng lượng đặc biệt khác biệt duy nhất xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với đó là phát triển mô hình chuỗi quán Trung Nguyên Legend Café, Trung Nguyên E-Coffee cung ứng không gian thưởng lãm trải nghiệm tinh hoa cà phê thế giới.
“Thủ phủ cà phê” là dự án nhằm xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành một địa bàn hình mẫu cho ngành cà phê Việt Nam, thu hút hàng tỉ người yêu và đam mê cà phê trên thế giới

“Thủ phủ cà phê” là dự án nhằm xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành một địa bàn hình mẫu cho ngành cà phê Việt Nam, thu hút hàng tỉ người yêu và đam mê cà phê trên thế giới

Năm 2012, Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cũng trình bày 7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu tại diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum). Với việc công bố trong sự kiện quan trọng này, Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Đặng Lê Nguyên Vũ cũng khẳng định “Thủ phủ cà phê” hay "thiên đường cà phê" không phải là dự án của Trung Nguyên Legend mà là dự án của quốc gia mang ý nghĩa toàn cầu hay cũng chính là một dự án của thế giới. Khi “Thủ phủ cà phê” hình thành toàn diện sẽ trở thành địa bàn có tính hình mẫu cho ngành cà phê. Từ đó tạo ra cuộc cách mạng lớn cho ngành cà phê toàn cầu cũng như sẽ thúc đẩy một cách mạnh mẽ quá trình dịch chuyển sang mô hình phát triển có tính bền vững hơn của thế giới.
Dự án Thành phố cà phê được hoạch định tầm nhìn trở thành đô thị lõi của Tây nguyên với quy mô 45,45 ha tọa lạc ngay tại trung tâm Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột đã được Tập đoàn Trung Nguyên Legend tâm huyết đầu tư và khởi công xây dựng từ tháng 1.2017. Khác với những dự án đô thị khác, Thành phố cà phê chú trọng tạo dựng những công trình biểu tượng để đưa Buôn Ma Thuột trở thành một điểm đến, một địa bàn thu hút đầu tư, khách du lịch; và nâng cao đời sống của cộng đồng, xứng tầm với thủ phủ nông sản tỉ đô của Việt Nam, điểm đến của cà phê thế giới.
Công trình Bảo tàng Thế giới Cà phê thuộc dự án Thành phố Cà phê đã trở thành biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam

Công trình Bảo tàng Thế giới Cà phê thuộc dự án Thành phố Cà phê đã trở thành biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam

Dự án Thành phố Cà phê có tầm nhìn trở thành thành phố mẫu mực - cộng đồng Tỉnh thức, tạo dựng những không gian sống sinh thái đặc biệt - khác biệt - duy nhất, chưa từng có tại Việt Nam theo lối sống xanh - bản sắc - thịnh vượng. Đây còn là một đô thị tập trung vào chất lượng và sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem đến cho cư dân sự giàu có về Thân - Tâm - Trí từ trong ý tưởng kiến trúc, chất liệu, hạ tầng xây dựng, môi trường tổng thể,… nhằm mang đến sức khỏe viên mãn và sự giàu có toàn diện cho cư dân.
Trong tương lai, điểm nhấn của dự án Thành phố Cà phê tập trung vào việc tạo dựng nên những công trình biểu tượng để đưa Buôn Ma Thuột trở thành một điểm đến, một địa bàn thu hút đầu tư, khách du lịch; và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư, xứng tầm với thủ phủ nông sản tỉ đô của Việt Nam, điểm đến của cà phê thế giới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.