Có những lo ngại về nguy cơ tấn công mạng nhằm vào hệ thống vũ khí của Mỹ |
Reuters |
Những khí tài tối tân của Mỹ như tiêm kích tàng hình F-35 được đánh giá cao nhờ năng lực kết nối nhiều hệ thống khác, cho phép các đơn vị liên quan dễ dàng chia sẻ thông tin quân sự quan trọng trên chiến trường. Tuy nhiên, điều này cũng có thể trở thành nhược điểm trí mạng nếu tin tặc của đối thủ xâm nhập thành công hệ thống.
Nguy cơ chực chờ
Cuối năm 2018, Văn phòng Trách nhiệm giải trình (GAO) của chính phủ Mỹ công bố báo cáo đáng quan ngại, theo đó gần như toàn bộ hệ thống vũ khí do quân đội nước này phát triển trong giai đoạn 2012 - 2017 đều dễ trúng đòn tấn công tin tặc. “Trong một trường hợp, chỉ cần một tổ 2 người thao tác trong vòng một giờ để tiếp cận sơ bộ một hệ thống vũ khí, và mất một ngày để đoạt quyền kiểm soát hệ thống”, theo Đài CNN dẫn báo cáo của GAO lúc đó. Một trong những nguyên nhân chính là do các hệ thống vũ khí có sự kết nối chặt chẽ với nhau, điều mà từ lâu quân đội Mỹ cho rằng vẫn là lợi thế trong chiến đấu.
Sau 3 năm, đến lượt NSA, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ các hệ thống của Mỹ trước nguy cơ bị xâm nhập mạng từ bên ngoài, một lần nữa nhắc lại nguy cơ trên. Theo đó, hầu như các dòng vũ khí, khí tài hiện đại của Mỹ đều được trang bị máy tính, gọi chung là Các hệ thống an ninh quốc gia (NSS). NSA cảnh báo rằng vào những thời điểm then chốt nhất, Mỹ có thể
từ các đối thủ đáng gờm. Mức độ ảnh hưởng có thể liên hoàn, và làm suy yếu năng lực chiến đấu của nhiều lực lượng cùng lúc.
Viễn cảnh tấn công mạng
Trong quyển tiểu thuyết Ghost Fleet (tạm dịch: Hạm đội ma) của hai tác giả P.W.Singer và August Cole xuất bản năm 2015, Mỹ cùng lúc bị sa vào cuộc chiến với Nga và Trung Quốc. Kịch bản dựng lên viễn cảnh hai cường quốc Nga - Trung phối hợp giáng đòn tấn công mạng và vô hiệu hóa toàn bộ vũ khí, khí tài tối tân của Mỹ. Những vũ khí hiện đại nhất của Mỹ bị loại khỏi cuộc chiến mà đối phương không cần tốn viên đạn nào.
Trên thực tế, những vụ tấn công mạng phức tạp nhất cũng có thể diễn ra gần như tương tự. Theo tạp chí Popular Mechanics, Lầu Năm Góc đặc biệt lo ngại các vụ tấn công đánh sập phần mềm vận hành mạng lưới máy tính cục bộ, từ đó đủ sức vô hiệu hóa vũ khí Mỹ. Vụ tấn công dạng này có thể biến một chiến đấu cơ thành khối sắt bất động, làm mù radar bảo vệ nhóm tác chiến tàu sân bay, hoặc khiến vệ tinh ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, tin tặc cũng có thể xâm nhập mạng lưới liên lạc và phá hoại kho dữ liệu, chẳng hạn xóa yêu cầu bổ sung động cơ dự phòng của máy bay chiến đấu trong danh sách gửi cho nhà thầu, hoặc xóa quyền truy cập của người dùng chính danh khỏi các mạng lưới quan trọng.
Vụ tấn công mạng Mỹ của tin tặc Nga gây tác hại nghiêm trọng hơn tưởng tượng |
Tuần trước, ông Rob Joyce, người đứng đầu Ban giám đốc an ninh mạng của NSA, cho hay “khi đề cập các hệ thống vũ khí, người Mỹ lắp đặt máy tính cho tất cả các lực lượng, từ chiến đấu cơ, tàu chiến, thiết giáp đến tên lửa”, theo trang tin Breaking Defense. Hiện quân đội Mỹ buộc phải nhìn nhận một thực tế: Bất kỳ vũ khí, khí tài tối tân nào, có thể chuyển giao dữ liệu từ nền tảng này sang nền tảng khác, đều phải dựa vào máy tính, mạng máy tính và những liên kết dữ liệu. Tin tặc hoàn toàn có thể xâm nhập vào các hệ thống này, nếu Lầu Năm Góc không áp dụng các biện pháp phòng chống hiệu quả.
Gần như toàn bộ vũ khí Mỹ, trừ một số như súng trường, súng máy, đều được tích hợp hệ thống máy tính nội bộ. Các máy tính này bổ sung những chức năng quan trọng, bao gồm năng lực xử lý dữ liệu để đảm bảo tấn công chính xác các mục tiêu xa hoặc di động nhanh; chức năng điều hướng (tiếp nhận tín hiệu GPS) và liên lạc (truyền dữ liệu và giọng nói). Chúng thường được kết nối với các mạng lưới lớn hơn, thậm chí ở quy mô toàn cầu, để ban hành các mệnh lệnh, thu thập dữ liệu, nhận dạng mục tiêu. Nếu bao phủ đủ rộng, chúng có thể cho phép các lực lượng ở cách xa nhau phối hợp hành động trong các chiến dịch tấn công hoặc phòng thủ. Tất nhiên các dòng vũ khí đang được Mỹ phát triển, bao gồm vũ khí laser và tên lửa bội siêu thanh, đều được trang bị máy tính.
Bình luận (0)