- Nên đặt tủ thuốc ở vị trí cao, thông thoáng, tránh tầm với của trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ hiếu động tìm cách “nghiên cứu” tủ thuốc thì cần có chìa khóa tủ.
- Thường xuyên vệ sinh tủ thuốc để kiểm tra hạn dùng, chất lượng thuốc cũng như bổ sung thêm những thuốc đã dùng hết.
- Thuốc để trong tủ cũng cần phân biệt và để riêng theo nhóm: thuốc do bác sĩ kê đơn hay thuốc các thành viên trong gia đình thường dùng. Lưu ý thuốc của người lớn và thuốc của trẻ em phải để riêng, tránh gây nhầm lẫn.
- Cạnh tủ nên ghi các địa chỉ liên lạc cần thiết như: bác sĩ, bệnh viện gần nhất, cảnh sát, cấp cứu, hoặc tên và điện thoại của một vài người có thể giúp đỡ khi cần thiết.
- Một số vật dụng y tế cần có trong tủ: bông gòn, gạc, băng thường, băng keo, cặp đo nhiệt độ, kéo, kim đã khử trùng...
- Tủ nên có một số loại thuốc thông dụng như giảm đau, hạ sốt, đau nhức thông thường; viên đặt hậu môn, thuốc ho,
si-rô ho cho trẻ, thuốc tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa; thuốc chống dị ứng, oxy già, nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, dầu gió, kem hoặc gel bôi khi bị muỗi hoặc côn trùng đốt, si-rô gây nôn ói (phòng khi trẻ nhỏ nghịch ngợm uống nhầm thuốc).
Hạ Yên
Bình luận (0)