Từng bước xã hội hóa giám định tư pháp

30/05/2012 03:15 GMT+7

Sáng qua 29.5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự luật Giám định tư pháp (GĐTP). Đa số ý kiến đều tán thành với quy định của dự luật về quyền của đương sự được tự mình trực tiếp yêu cầu thực hiện GĐTP.

Tuy nhiên, trước một số ý kiến đề nghị mở rộng quyền này đối với bị can, bị cáo, người bị hại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, việc chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định đã được bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể, nên không cần thiết đặt ra quy định quyền yêu cầu GĐTP của các đối tượng này.

Nhiều ý kiến cũng quan tâm tới quy định cho phép GĐTP ngoài công lập, đề nghị mở rộng phạm vi các tổ chức GĐTP ngoài công lập; tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chưa nên quy định nội dung này vào dự luật. Theo Ủy ban Thường vụ QH, đối với tổ chức GĐTP ngoài công lập, chỉ nên thực hiện xã hội hóa hoạt động GĐTP ở một số lĩnh vực cụ thể: tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.

T.Mai

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.