• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Tuổi 16 du học - Đi để trưởng thành

05/02/2018 09:55 GMT+7

Cuốn sách “Du học Mỹ tuổi 16” kể về hành trình du học đầy chông gai nhưng cũng vô cùng thú vị của cô gái trẻ Vi Trịnh.

 

Vi Trịnh (Trịnh Thị Huyền Vi), sinh năm 1999 tại Hà Nội. Trước khi sang Mỹ, Vi là học sinh trường THPT Kim Liên (Hà Nội). Việc chọn du học tại một ngôi trường trung học ở thị trấn nhỏ Steamboat Springs, bang Colorado đã mang lại cho Vi những ngày thanh xuân ý nghĩa và khác biệt.

 

Du hoc tuoi 16.3

 

“Du học tuổi 16” mang đến một góc nhìn mới mẻ về nền giáo dục của Mỹ. Tác giả kể về cách người Mỹ dạy trẻ em: Họ biến giờ học thành buổi thảo luận (không ít buổi thảo luận trở thành tranh luận) và thầy cô sẽ là người kết luận. Có những vấn đề, giáo viên không kết luận mà chỉ hướng cho học sinh cùng nghĩ tiếp. Cách thức này khiến các buổi học rất thú vị và giúp học sinh tự tin hơn.

Vi chia sẻ: “Ở Mỹ, tôi được dạy là tôi luôn phải cố gắng, cố gắng để tìm ra con đường của mình vì tôi còn trẻ, và người trẻ nào thì cũng lạc lối, vấp ngã rất nhiều lần”.

 

Du hoc tuoi 16.4

 

Không ít người cho rằng “học ở Mỹ dễ, dễ hơn cả học ở Việt Nam”, nhưng theo tác giả, đó là một lầm tưởng không nhỏ. Ở Việt Nam, dù lịch học căng thẳng thì học sinh vẫn có thể theo dõi một bộ phim nhiều tập, có thể chơi điện tử, đi cà phê hay mua sắm với bạn bè. Ở Mỹ không như vậy! Trường nội trú ở Mỹ là một trại huấn luyện con người hoàn thiện trước khi con người ấy vào đời. Vậy nên, học sinh luôn phải đối diện với rất nhiều áp lực. “Học hay thi hay làm bất cứ thứ gì đều như là đánh một trận chiến mà ai cũng hiếu thắng vậy. Áp lực và nhiệt độ như một cái lò nung. Nhưng không nung thì đất sét mãi chỉ là đất sét”, Vi Trịnh cho biết.

Các hoạt động ngoại khóa mà Vi trải qua cũng khốc liệt không kém. Vốn là một cô gái thấp bé còi xương, không bao giờ chịu hoạt động thể thao, sở đoản và sở ghét là thể dục; tuy nhiên, điều đó không giúp Vi Trịnh có được ngoại lệ. Cô vẫn phải tham gia vào bộ môn trượt tuyết, tham gia “hiking” với mục tiêu leo phải hoàn thành là leo một ngọn núi cao hơn bốn ngàn mét (đỉnh Fansipan Việt Nam cao hơn ba nghìn mét)...

 

Du hoc tuoi 16.5

 

Trải qua rất nhiều thử thách và không kém phần nguy hiểm, hình bóng của cô tiểu thư năm mười sáu tuổi của Vi Trịnh đã không còn. Giờ đây, Vi đã có thể “tự nấu ăn, tự rửa bát, tự dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, tự giặt quần áo”.

Chính hành trình lớn lên và trưởng thành của Vi Trịnh đã để lại ấn tượng nơi bạn đọc về một cô gái nhỏ nhắn, “bình thường” nhưng lại giàu bản lĩnh và nghị lực mạnh mẽ. Và chắc chắn, Vi Trịnh cũng sẽ làm thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế về hình ảnh của những bạn trẻ Việt Nam. 

Top
Top