Tham dự buổi lễ có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước; ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Tất Thành Cang, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Bùi Thị Thanh, Phó chủ tịch UB TƯ MTTQ VN; ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cùng đại diện các cấp, ban ngành, đoàn thể.
"Mình vẫn còn thở nên tiếp tục lo cho dân”
Lễ tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần 2 do UBND TP.HCM và Ủy ban MTTQ VN TP.HCM phối hợp tổ chức, tuyên dương 138 tấm gương (113 cá nhân, 25 tập thể) trong “rừng hoa” người tốt việc tốt của TP.HCM. Họ là những người đã âm thầm, tự nguyện thực hiện những nghĩa cử đẹp, tỏa sáng ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố mang tên Bác.
Bà Nguyễn Thị Hiếu (80 tuổi, Q.Bình Tân), được người dân gọi bằng cái tên thân thương: má Sáu. Năm 2003, H.Bình Chánh tách thành Q.Bình Tân và H.Bình Chánh, các tổ chức đoàn thể gặp rất nhiều khó khăn ở một số vấn đề, thế mà má Sáu đã vận động, xây dựng củng cố lại Ban công tác Mặt trận khu phố và hoàn thành xuất sắc, được khen thưởng nhiều năm liền.
Được mệnh danh là “Nữ cán bộ Ban Binh vận năm xưa”, dù đã tuổi cao sức yếu nhưng má Sáu lặn lội tìm hiểu, vận động giúp đỡ nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vận động xây dựng được 14 căn nhà tình thương, tình nghĩa. Không những thế mỗi năm má dành tiết kiệm từ lương hưu để mua hàng trăm phần quà chăm lo Tết cho người nghèo.
Là người cao tuổi nhất trong lễ tôn vinh đợt 2 này, má Sáu chia sẻ những điều mà cả khán phòng như lặng thinh: “Giờ đây tuổi có cao, sức khỏe yếu hơn trước nhưng mình vẫn còn thở, nên mình phải tiếp tục lo cho dân”.
|
"Tiền thì quý, nhưng giúp đỡ nhau thì quý hơn nhiều"
Đã từng sống trong cảnh núp mưa, trốn gió bên tường nhà vệ sinh công cộng, cho đến tá túc sống cảnh thuê trọ, ông Phạm Văn Lương (50 tuổi, Q.3) đã gần 20 năm bơm, vá xe miễn phí cho những mảnh đời kém may mắn.
Ông không nhớ rõ, mình đã từng bơm, vá xe miễn phí cho bao người kém may mắn qua góc ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Thị Minh Khai, dù chính ông cũng phải chạy từng bữa gạo nuôi hai con trai ăn học. Ông còn “vác tù và hàng tổng” khi chẳng may có tai nạn giao thông, tình nguyện làm xe ôm giúp người đi đường tìm địa chỉ… “Tiền thì quý thật, nhưng mình cũng là người nghèo, nên quý hơn là sự giúp đỡ cho người cùng cảnh ngộ”, ông Lương tâm sự.
Hay như ông Nguyễn Văn Phúc (43 tuổi), từ Tiền Giang lên TP.HCM học nghề sửa xe, lập nghiệp trở thành thợ giỏi; sau đó ông chuyên dạy nghề sửa xe miễn phí và trả lương cho hàng trăm người nghèo và người khuyết tật.
tin liên quan
Lục Vân Tiên thời nay: Người bán nón 20 năm bắt cướpTừng nhận được hàng trăm giấy khen về thành tích bắt cướp nhưng cuộc sống rày đây mai đó nên bị thất lạc rất nhiều; hiện ông Trần Văn Hoàng chỉ còn lưu giữ 6 giấy khen của Giám đốc Công an TP.HCM tặng.
Bình luận (0)