Đó là lời nhắc nhở của các chuyên gia trong chương trình Tư vấn trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức tối 11.4 tại thanhnien.vn, Facebook/thanhnien.com và YouTube Thanh Niên.
Tránh rơi vào “bẫy nguyện vọng”
|
Theo tiến sĩ Hải, TS không nên đăng ký quá ít NV, sẽ hạn chế cơ hội. Tuy nhiên, chỉ nên kiên định với 1 - 2 ngành chứ đừng chọn quá nhiều ngành, nhưng có thể tăng số lượng trường có đào tạo ngành đó lên. Thạc sĩ Bùi Văn Thời, Phó trưởng khoa Quản trị luật, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng TS chỉ nên đăng ký từ 4 - 6 NV là phù hợp nhất.
Chọn ngành mình thích hay chọn ngành xã hội cần ?
Rất nhiều TS gửi câu hỏi lên chương trình, băn khoăn về việc giữa một ngành mình yêu thích với một ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong tương lai, thì nên chọn ngành nào?
Ông Trần Văn Trắng, cán bộ tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, nhìn nhận: “Khi lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp hoặc một công việc cho tương lai thì các em cần dựa vào 3 yếu tố: Có thích lĩnh vực nghề nghiệp đó hay không? Có phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện gia đình hay không? Cuối cùng là xem xét sự phát triển của ngành nghề đó trong khu vực hay ở địa phương mình như thế nào, chính là yếu tố thị trường lao động có cần hay không?”.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, khẳng định chọn ngành nghề là cả một hành trình chứ không phải chỉ trong một thời gian ngắn là có thể lựa chọn chính xác. “Có đam mê, yêu thích mà không có năng lực thì không có giá trị hành nghề. Quá trình đậu rồi học ĐH cũng chỉ là tích lũy kiến thức, thái độ và giá trị hành nghề. Khi đi làm rồi các em mới nhận ra công việc đó có thực sự phù hợp để gắn bó lâu dài hay không. Mọi thứ sẽ được điều chỉnh từ từ”.
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, nhà tuyển dụng chỉ chọn người đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì thế, một người chọn ngành không theo năng lực và sở thích, chỉ theo nhu cầu thì sẽ không bằng một người chọn ngành theo năng lực, đam mê.
Bình luận (0)