Không có mã ngành nhập đăng ký xét tuyển
Một đại diện Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết theo thông tư quy định về quy chế tuyển sinh, xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC, CĐ mà Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành, các trường CĐ được quyền tự chủ trong hoạt động này. Trong đó điều khác biệt rõ nhất so với khi còn do Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước là các trường không phải xây dựng đề án tuyển sinh, mỗi trường tự xây dựng quy chế tuyển sinh cho mình và có thể tuyển sinh quanh năm. Các trường được toàn quyền quyết định hình thức tuyển sinh, tự xác định chỉ tiêu...
Tuy nhiên, ông Vũ Văn Đoan, Hiệu trưởng Trường CĐ Thủy lợi Bắc bộ, Hà Nam bày tỏ lo lắng vì hiện đã vào mùa tuyển sinh mà nhiều trường lại chưa được cấp phép hoạt động do chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước. Ông Đoan hỏi: “Chưa được cấp phép thì có được quảng cáo để tuyển sinh không? Tổng cục Dạy nghề nói rằng chúng ta được tuyển sinh quanh năm, nhưng giờ hết quý 1 rồi mà tôi thì không dám chắc quý 2 các trường đều được cấp phép. Vậy thì các trường có thể tuyển sinh vào lúc nào trong năm 2017?”.
Còn bà Nguyễn Thị Hường, Hiệu trưởng Trường CĐ Dược Hải Dương, sốt ruột về việc Bộ GD-ĐT đã bắt đầu mở Cổng thông tin tuyển sinh để thí sinh vào tìm kiếm thông tin và đăng ký dự tuyển, trong khi với hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì những gì Tổng cục Dạy nghề đã làm được để giúp đỡ các trường chỉ là... in cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh CĐ, TCCN.
Theo bà Hường, từ 1.4, hệ thống của Bộ GD-ĐT đã bắt đầu cho thí sinh đăng ký dự thi và dự tuyển, người học và các sở GD-ĐT gọi điện phàn nàn thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường CĐ nhưng không có mã để nhập. “Thực tế này khiến người học hoang mang, trường thì sốc”, bà Hường nói.
tin liên quan
Khó như… trượt đại họcVới quy chế xét tuyển 'thoáng' như năm nay, rất khó để thí sinh
trượt ĐH. Có chăng là thí sinh từ chối quyền nhập học do trúng tuyển
không đúng nguyện vọng.
Cần sự trợ giúp của nhà nước
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, nhận xét: “Các trường ĐH thoải mái lựa chọn thí sinh của mình. Chưa năm nào thí sinh có điều kiện tốt đến thế để sẵn sàng vào bất kỳ trường ĐH nào. Ngược lại, chúng ta sẽ rất khó khăn”.
Còn ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho rằng các trường CĐ khi còn ở Bộ GD-ĐT cũng đã rất khó khăn trong tuyển sinh, nên những khó khăn hiện nay vẫn sẽ là các khó khăn cũ. Vì thế các trường và Tổng cục cần thống nhất với nhau rằng giải quyết những khó khăn trong tuyển sinh bằng sự can thiệp của các chính sách nhà nước là rất khó, là không khả thi.
Tuy nhiên, ông Dương Duy Hưng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Thái Nguyên, cho biết: “Các giải pháp đặt ra như nâng cao chất lượng, gắn kết đào tạo với các doanh nghiệp cũng làm được rất nhiều nhưng không giải quyết được cơ bản. Đã là quản lý nhà nước thì phải có bàn tay của nhà nước tác động vào”.
tin liên quan
Trường đại học đào tạo cao đẳng: Vừa đúng vừa sai!Nhiều mâu thuẫn trong các văn bản của Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH về
việc quản lý CĐ và TC trong trường ĐH gây ra tình trạng tréo ngoe trong
đào tạo hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
tin liên quan
Trường đại học đào tạo cao đẳng: Khó đảm bảo chất lượng của từng bậc họcTheo nhiều chuyên gia, việc trường đại học đào tạo cao đẳng với các mục tiêu, định hướng của mỗi bậc học khác nhau sẽ khiến chất lượng các bậc học đều không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Đào tạo nghề cả học sinh tiểu học ?
Ông Hồ Việt Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật thể thao du lịch, cho biết Bộ LĐ-TB-XH quy định đầu vào TCCN là từ học sinh tốt nghiệp THCS, thậm chí diện này còn được vào học nghề miễn phí, vậy với loại hình trường tuyển học sinh tiểu học đi học nghề thì có được phép không? Một đại diện Bộ VH-TT-DL cho biết bộ này đã trao đổi với Bộ LĐ-TB-XH và được đồng thuận theo hướng đề xuất của Bộ VH-TT-DL được tuyển sinh từ những học sinh 5, 6 tuổi hoặc 8, 9 tuổi, đào tạo TCCN 6 năm, 9 năm chứ không chỉ 3 năm như các trường thông thường nhưng chưa có văn bản trả lời chính thức.
|
Bình luận (0)